Kỹ Thuật Chăm Sóc Lúa Lai F1-GS55

GS55 là giống lúa lai 3 dòng, chúng có đặc tính năng suất cao, đẻ nhánh khỏe, chống chịu tốt. Tuy nhiên để làm được việc này cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho lúa vì vậy đa phần giống lúa lai 3 dòng đều yêu cầu người trồng chăm sóc tốt chúng sẽ cho năng suất hơn từ 15 đến 20%, thậm chí có thể đạt tới 30% nếu năng suất tốt.

Giống lúa GS55 cho năng suất cao tại Hòa Bình
Giống lúa GS55 cho năng suất cao tại Hòa Bình

I. ĐẶC ĐIỂM GIỐNG LÚA LAI F1- GS55

GS55 là giống lúa lai 3 dòng được phát triển bởi Công ty CP Đại Thành, giống lúa được chúng tôi hướng tới là giống lúa quốc dân dễ ăn và là giống lúa nguyên liệu chất lượng cao, chúng có những đặc tính như sau:

  • Giống lúa ngắn ngày: khi gieo trồng ở miền bắc vụ xuân có thời gian từ 124- 127 ngày, vụ mùa từ 103 đến 106 ngày.
  • Chiều cao cây: 108 đến 114 cm.
  • Bộ rễ tốt, đẻ nhánh khỏe
  • Chống rét và sâu bệnh tốt. Đặc biệt với bệnh: Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn, Rầy nâu.
  • Bông lúa: bông dài, hạt to tròn và chắc, trổ nhanh và thoát cổ bông.
  • Năng suất trung bình: từ 7-8 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 14 tấn/ha.

II. KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA LAI F1-GS55

2.1. Thời vụ:

Giống lúa GS55 là giống lúa dễ trồng, vì vậy GS55 được trồng gần như quanh năm cả khu vực miền Nam lẫn miền bắc, cụ thể GS55 có thể được trồng ở các vụ:

  • Tỉnh phía Bắc: cấy vụ Xuân muộn, Mùa Sớm.
  • Tỉnh phía Nam: cấy vụ Đông xuân và Hè thu.

Còn thời gian gieo cấy cụ thể chúng ta nên làm theo lịch thời vụ ở từng địa phương sao cho phù hợp nhất. Chúng được cấy khi mạ lên được 4-5 lá còn với mạ sân có thể cấy sớm hơn khi được 3-3,5 lá.

2.2. Kỹ thuật làm mạ

GS55 là giống lúa có bộ rễ tốt nên chúng đẻ nhánh khỏe vì vậy tiêu chuẩn gieo trồng của giống lúa này cũng ít hơn so với các giống lúa khác, cụ thể tiêu chuẩn gieo trồng giống lúa GS55 như sau:

Đối với miền Bắc gieo trồng theo phương thức cấy có chỉ tiêu như sau:

  • Chỉ cần một gói 1kg giống/sào bắc bộ.
  • Cần 3kg giống/ 1.000 m2
  • 22-25 kg giống/ hecta.

Đối với miền nam theo phương thức gieo sạ:

  • Cần 4 kg giống/1.000 m2.
  • 40 kg giống/ hecta.

Kỹ thuật ngâm ủ giống lúa GS55

Sau khi chuẩn bị hàng giống GS55 theo tỷ lệ như trên, chúng ta thực hiện công việc ngâm ủ như sau:

Bước 1: Xử lý hạt giống

Ngâm trong nước ấm 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong 15 phút để diệt trừ nấm bệnh và kích thích nảy mầm, lưu ý để đạt hiệu quả cần để nước ngập 3-5 lần lượng thóc.

Bước 2: Tiến hành ngâm ủ

Sau khi đã xử lý hạt giống xong chúng ta tiến hành ngâm ủ như sau:

  • Ngâm nước sạch: ngâm trong khoảng thời gian từ 20 đến 24 tiếng, lưu ý cứ 5-6 tiếng thay nước chua một lần.
  • Mang đi ủ: vớt lên, để ráo nước và mang đi ủ ấm trong khoảng từ 24-36 giờ (thời tiết lạnh có thể ủ lên tới 40-50 giờ)

Lưu ý: không thể giống bị khô hoặc chua khi ủ, khi thấy dễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 hoặc 1/2 hạt thóc thì đem đi gieo.

III. KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA GS55

Sau khi cây mạ đã đến giai đoạn được cấy (có từ 4 đến 5 lá hoặc mạ sân có thể cấy sớm hơn khi mạ đạt 3- 3,5 lá) chúng ta mang đi cấy, do là giống lúa để nhánh khỏe nên chúng ta không cần cấy dày mà cấy theo tiêu chuẩn như sau:

Sử dụng công nghệ giúp nâng cao hiệu quả giống lúa GS55
Sử dụng công nghệ giúp nâng cao hiệu quả giống lúa GS55
  • Mật độ cấy từ 35 đến 40 khóm/ m2.
  • Cấy 1-2 dảnh/khóm.

Tiêu chuẩn phân bón dành cho giống lúa lai F1-GS55 như sau:

Loại phân 360 m2 500 m2 1 ha
Phân chuồng (Kg) 300- 400 450- 500 8000- 10.000
Ure (Kg) 9- 10 12- 15 250 – 300
Phân lân (Kg) 15- 20 25- 27 450 – 550
KaliClorua (Kg) 7- 9 10 -12 200- 240

Kỹ thuật bón phân:

Thông thường chúng ta chia thành 3 đợt bón phân gồm: Bón lót, Bón thúc lần 1, Bón thúc lần 2, Cụ thể:

  • Bón lót: được thực hiện trước khi bừa cấy, giai đoạn này ta bón toàn bộ phân chuồng, phân lân và 30% đạm Urê theo tiêu chuẩn trên.
  • Bón thúc lần 1: giai đoạn thực hiện sau khi cấy được 7-10 ngày khi lúa đã hồi xanh, giai đoạn này bón 50% đạm ure, 30% kali .
  • Bón thúc lần 2: giai đoạn này bón khi lúa kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu hóa đồng, giai đoạn này bón hết số phân bón còn lại. Tùy theo tình hinh chúng ta có thể bón thêm 10% đạm, 10% kali để tăng tỷ lệ hạt chắc.

Phòng trừ sâu bệnh:

Chúng ta thường xuyên thăm đồng để kịp thời phòng trừ sâu bệnh giúp cây lúa có thể trạng tốt nhất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng hạt gạo GS55.

IV. LƯU Ý GIÚP TĂNG NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA GS55

GS55 là giống lúa lai 3 dòng có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh và môi trường tốt nên được xếp vào giống lúa dễ canh tác, tuy nhiên để có được những điều trên chúng ta phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng và bảo vệ kịp thời khi gặp sâu bệnh, dưới đây là một số công nghệ, sản phẩm giúp tăng hiệu quả quá trình chăm sóc lúa GS55.

4.1. Phân bón hữu cơ vi sinh

Phân bón hữu cơ vi sinh là xu hướng tất yếu bởi thị trường nông sản có nhiều thay đổi, nông nghiệp hữu cơ, bền vững dần trở thành chủ đạo, phân bón này mang lại nhiều giá trị như:

  • Kích rễ giúp giảm sử dụng phân bón vô cơ vốn làm thoái hóa đất và tăng phát thải khí nhà kính.
  • Cải tạo môi trường đất
  • Tiêu diệt vi sinh vật có hại theo cơ chế tự nhiên
  • Nông sản sản sạch và bền vững

Chi tiết: Phân bón hữu cơ vi sinh BioSoy VMH03

4.2. Thiết bị dẫn đường tự động NX510

NX510 là thiết bị tự lái máy nông nghiệp, khi gắn chúng lên những chiếc máy cấy, mày cày sẽ biến những chiếc máy này thành máy cấy không người lái, máy cày không người lái. Đặc biệt do sử dụng công nghệ định vị chính xác Cors giúp cây lúa được cấy thẳng và đều hơn khi lái tay, điều này giúp cây lúa ít chết và phát triển tốt

Chi tiết: Thiết bị dẫn đường tự động NX510

4.3. Máy bay nông nghiệp

Việc sử dụng công nghệ bay không người lái hiện nay đã rất phổ biến nên có lẽ chúng tôi không phải giới thiệu nhiều, khi sử dụng công nghệ này chúng mang lại những hiệu quả như sau:

  • Công nghệ ly tâm và định vị chính xác: giúp phun thuốc và rải phân đều, đủ cũng như không xảy ra hiện tượng thừa, thiếu thuốc và phân bón gây tác hại tới môi trường.
  • Khối lượng làm việc lớn: một ngày một chiếc drone có thể phun tới 80 hecta giúp bàn con kịp thời diệt trừ sâu bệnh khi phát hiện.

Chi tiết: Máy bay nông nghiệp GlobalCheck

Trên chỉ là 3 trong hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao của chúng tôi, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Lúa Lai F1 GS55- Đặc Điểm- Phân Khúc Thị Trường

Quá trình sản xuất giống lúa lai khá phức tạp, trải qua nhiều quá trình lai tạo vì vậy chi phí mua giống lúa lai F1 thường cao hơn khi mua giống lúa thuần, đây là lý do vì sao đa phần lúa lai đều hướng tới mục tiêu để ăn hoặc xuất khẩu, Anh/Chị nghĩ sao về một giống lúa lai quốc dân dễ ăn và làm lúa nguyên liệu chất lượng cao.

I. TÌM HIỂU LÚA LAI F1-GS55

GS55 là giống lúa lai, vì vậy chúng mang đầy đủ đặc tính của giống lúa lai, dưới đây là một số đặc điểm chung của dòng lúa lai:

  • Lúa lai thường có năng suất cao hơn từ 15 đến 20% với lúa thường cùng phân khúc, thậm chí có thể lên tới 30% nếu chăm sóc tốt.
  • Khả năng chống chịu tốt: các giống lúa lai thường chọn lọc những gen mạnh của bố mẹ vì vậy chúng có khả năng chống chịu sâu bệnh, chống rét, chống mặn tốt.
  • Phát triển mạnh: lúa lai thường có bộ rễ khỏe, nên nếu được chăm sóc tốt chúng phát triển rất mạnh và cho năng suất cao.

Tuy nhiên chúng cũng có nhược điểm của chúng, dưới đây là 2 điểm yếu của giống lúa lai:

  • Chi phí cao: giá giống lúa lai thường đắt hơn lúa thuần do quá trình sản xuất phức tạp hơn.
  • Chăm sóc: do lúa lai phát triển rất mạnh, vì vậy chúng ta cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để chúng phát triển.
Dù trải qua cơn bão số 3 nhưng Lúa GS55 tại Lạng Sơn vẫn phát triển tốt
Dù trải qua cơn bão số 3 nhưng Lúa GS55 tại Lạng Sơn vẫn phát triển tốt

Trên là những đặc điểm chung của giống lúa lai, vậy giống lúa GS55 sẽ có những đặc điểm cụ thể như thế nào? Dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về giống lúa lai quốc dân này:

  • Năng suất cao: năng suất trung bình GS55 từ 7,5 đến 8 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể lên tới 14 tấn/ha.
  • Ngắn ngày: Vụ mùa từ 103- 106 ngày còn vụ xuân từ 124 đến 127 ngay.
  • Ngắn cây: Chiều cao lúa từ 108 cm đến 114 cm.
  • Khả năng chống chịu: chống rét, chống mặn tốt và một số sâu bệnh như: Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn, Rầy nâu.
  • Đặc điểm hạt GS55: bông dài, hạt tròn, chắc và to, thoát cổ bông, hơi thơm
  • Đặc điểm cơm GS55: cơm không quá khô cũng như quá mềm.

II. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG GIỐNG LÚA GS55

Từ những đặc điểm của giống lúa lai cũng như giống lúa lai GS55 chúng ta thấy, giống lúa này khá phù hợp với những khu vực có đặc điểm như:

  • Điều kiện tự nhiên khó khăn
  • Dân địa phương chuộng cơm phổ thông không không cũng không nát.
  • Làm lúa nguyên liệu

Từ những đặc điểm trên ta thấy, giống lúa GS55 đặc biệt phù hợp với những khu vực như sau:

2.1. Thanh Hóa- Nghệ An

Khu vực Thanh Hóa- Nghệ An tuy có diện tích đồi núi lớn nhưng lại có khu vực trung du và đông bằng liền mạch rộng lớn nên tiềm năng phát triển cây lúa là rất lớn. Đặc điểm nhu cầu trồng lúa 2 địa phương trên có đặc điểm như sau:

  • Mục tiêu trồng lúa là để ăn và làm nguyên liệu, mục tiêu xuất khẩu không nhiều.
  • Khu vực thường chịu nhiều các hiện tượng thời tiết không tốt
  • Trình độ phát triển nông nghiệp, tiếp cận công nghệ cao

Từ những đặc điểm trên chúng tôi thấy giống lúa GS55 đặc biệt phù hợp với khu vực Thanh Hóa- Nghệ An vì chúng phù hợp với mục tiêu trồng lúa của người dân địa phương cũng như đồng hành cùng bà con trong việc chống thời tiết nhờ cứng cây và giống lúa ngắn ngày.

Đặc biệt với trình độ phát triển nông nghiệp khá cao, việc áp dụng các công nghệ như máy bay phun thuốc khá phổ biến tại địa phương, bà con dễ dàng cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho giống lúa lai phát huy tối đa thế mạnh các giống lúa lai so với lúa thuần.

2.2. Khu vực miền núi phía bắc

Như chúng tôi đã nói, GS55 là giống lúa có khả năng chống chịu tốt, thân cứng, đẻ nhánh khỏe, chống rét tốt,…, nhờ những đặc điểm này giúp giống lúa GS55 rất phù hợp với điều kiện tự nhiên bà con khu vực miền núi phía Bắc.

Ngoài ra GS55 còn có những đặc điểm sau phù hợp với nhu cầu, sở thích bà còn khu vực miền núi phía Bắc:

  • Khẩu Vị: Chất lượng cơm không khô, không nhão nên rất hợp khẩu vị bà con vùng núi phía Bắc.
  • Lúa nguyên liệu: Đồng hành cùng các đặc sản địa phương sử dụng nguyên liệu gạo

Đặc biệt khu vực miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều địa phương làm giàu dựa vào nông nghiệp, nên trình độ chăm sóc lúa là rất tốt, đây cũng là cơ sở phát huy hiệu quả giống lúa lai như GS55 bởi giống lúa này cần chăm sóc tốt do chúng phát triển nhanh, đẻ nhánh khỏe, năng suất cao nên cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn lúa thuần.

III. GIỚI THIỆU CÔNG TY CP ĐẠI THÀNH

Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi không chỉ sở hữu danh mục giống chất lượng cao như GS55, mà còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao từ giống lúa, phân bón hữu cơ vi sinh cho tới công nghệ sản xuất nông nghiệp như, dưới đây là một số sản phẩm của chúng tôi như:

3.1. Giống lúa

Hiện nay chúng tôi có rất nhiều giống lúa chất lượng cao từ lúa thuần cho tới những giống lúa lai chất lượng cao như:

  • Lúa thuần: GS666 hướng tới phân khúc phổ thông và lúa nguyên liệu.
  • Lúa lai: GS55, GS999,.., trong đó giống lúa GS999 là giống lúa hướng tới phân khúc cao cấp để ăn và xuất khẩu.
Khu trưng bày sản phẩm tại sự kiện Đại Điền Hải Phòng
Gian trưng bày giống và phân bón của Đại Thành tại sự kiện Hải Phòng

3.2. Phân bón hữu cơ vi sinh

Hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, chúng tôi luôn sử dụng những vật tư nông nghiệp thân thiện môi trường trong đó có phân bón hữu cơ vi sinh, đặc điểm của loại phân bón này là:

  • Cải tạo đất
  • Kích rễ
  • Tiêu diệt vi sinh vật có hại theo cơ chế tự nhiên

Chi tiết: Phân bón hữu cơ vi sinh

3.3. Công nghệ sản xuất nông nghiệp

Mảng công nghệ được Đại Thành phát triển với thương hiệu GlobalCheck với phương trâm “sức mạnh người dẫn đầu”, hiện nay chúng tôi có rất nhiều công nghệ tiên phong sản xuất nông nghiệp như:

  • NX510: đây là thiết bị khi gắn lên máy nông nghiệp chúng sẽ biến những chiếc máy nông nghiệp này thành thiết bị tự lái, giúp giảm lao động, tăng năng suất làm việc.
  • Cors: hạ tầng định vị vệ tinh chính xác, hiện nay có rất nhiều thiết bị phải sử dụng công nghệ này như: NX510, Máy bay nông nghiệp, Thiết bị san phẳng mặt đất.
  • Máy bay nông nghiệp: đây là sản phẩm bước ngoặt nâng cao năng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người vận hành.

Trên chỉ là một số sản phẩm, công nghệ liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Lúa Lai 3 Dòng Là Gì? Vì Sao Nên Chọn Lúa Lai

Xu hướng nông nghiệp đã có nhiều thay đổi, đặc biệt tư duy Kinh tế nông nghiệp đang dần dẫn dắt nền nông nghiệp tạo ra xu hướng nông nghiệp tập trung, bền vững và ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp, tư duy này cần nguồn vốn lớn nên để đảm bảo có lãi chúng ta phải có những giống lúa chất lượng để đảm bảo doanh thu cho người làm nông.

Để giải quyết bài toán hiệu quả kinh tế khi làm nông nghiệp, Lúa lai chính là lời giải cho bài toán này, vậy Lúa lai là gì? Chúng có ưu điểm và nhược điểm gì để ta chọn giống lúa này?

I. LÚA LAI 3 DÒNG LÀ GÌ?

Lúa Lai 3 dòng là giống lúa được lai tạo từ 3 dòng lúa khác nhau, với mục đích tạo ra giống lúa lai F1 mang những điểm mạnh của 2 dòng bố và mẹ nhờ vậy giống lúa F1 thường có chất lượng vượt trội so với giống lúa thuần ban đầu.

Lý do ta gọi là 3 dòng nhưng lại chỉ có 2 dòng bố mẹ là do có một dòng được sử dụng để duy trì dòng Mẹ vì dòng mẹ phải có đặc tính bất dục đực tế bào nên chúng không thể tự thụ phấn.

Cơ chế tạo lúa lai 3 dòng
Cơ chế tạo lúa lai 3 dòng

Cụ thể để tại ra lúa lai 3 dòng, chúng ta sẽ có 3 dòng lúa như sau:

  • Dòng A (CMS): đây là dòng Mẹ, còn được gọi là bất dục đực tế bào. Dòng này nhị hoa đã bị thoái hóa nên không tạo ra phấn hoa vì vậy chúng không có khả năng tự thụ phấn.
  • Dòng B: được gọi là dòng duy trì bất dục đực, nó duy trì dòng A, đảm bảo dòng A tiếp tục bất dục (để duy trì dòng A , dòng B có khả năng thụ phấn cho dòng A)
  • Dòng R (Restore): đây là dòng Bố, mang gen phục hồi khả năng sinh sản hữu tính cho dòng A. Khi lai dòng A và R sẽ tạo ra con lai F1 có khả năng sinh sản bình thường và mang đặc tính của cả bố lẫn mẹ.
Kéo phấn tạo lúa lai F1-GS55
Kéo phấn tạo lúa lai F1-GS55

Để nói chi tiết quá trình sản xuất lúa lai thì rất phức tạp, tuy nhiên chúng ta có thể tóm tắt thành 2 bước như sau:

  • Duy trì dòng A: do dòng A mang tế bào bất dục đực, vì vậy để duy trì chúng ta phải lai chúng với dòng B.
  • Tạo dòng lai F1: Chúng ta lai tạo dòng A với dòng R để tạo ra giống lúa lai F1.

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÚA LAI BA DÒNG

Từ phần trên ta thấy, để tạo ra giống lúa lai khá phức tạp, đặc biệt với giống lúa lai 3 dòng chúng ta phải trải qua 2 quá trình lai tạo:

  • Quá trình lai tạo trực tiếp tạo ra giống lúa F1.
  • Lai tạo để duy trì dòng Mẹ vì chúng không có khả năng tự thụ phấn

Nhờ quá trình phức tạp đó nên chúng ta có giống lúa lai có nhiều ưu điểm vượt trội góp phần quan trọng nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, dưới đây là một số điểm nổi bật giống lúa lai 3 dòng so với những giống lúa thuần thông thường.

2.1. Những ưu điểm lúa lai 3 dòng

  • Thông thường lúa lai cho năng suất cao hơn 15-20%, thậm chí có thể đạt 30% nếu chăm sóc tốt, điều này là do kết hợp điểm mạnh của cả bố lẫn mẹ nên cây sinh trưởng tốt tạo điều kiện tăng năng suất vượt trội.
  • Chất lượng gạo ngon: thực tế đã chứng minh, đa phần gạo xuất khẩu hiện nay là các giống lúa lai.
  • Khả năng chống chịu tốt: lúa lại thường có sức khỏe tốt, lựa chọn gen kháng bệnh cả bố lẫn mẹ nên đa số lúa lai 3 dòng có khả năng chống sâu bệnh, rét, mặn tốt hơn lúa thuần.
  • Phát triển mạnh: chúng thường có bộ rễ khỏe nhừ vậy giúp cây sinh trưởng mạnh, giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng cho lúa.
  • Thích ứng rộng: do thân khỏe, sức đề kháng tốt, khả năng chống chịu nên đa phần các giống lúa lai F1 đều có khả năng thích ứng rộng.

2.2. Nhược điểm lúa lai 3 dòng

Ưu điểm thì rất nhiều vậy nhược điểm của giống lúa lai 3 dòng là gì? Dưới đây chúng ta cùng nhau phân tích, tìm hiểu một số điểm yếu của giống lúa lai F1, để từ đó có phương án khắc phục giúp nâng cao hiệu quả kinh tế tối đa khi sử dụng giống lúa lai 3 dòng.

  • Chi phí cao: do kỹ thuật lai tạo phức tạp nên chi phí sản xuất lúa lai 3 dòng lớn hơn lúa thuần vì vậy giá thành lúa lai 3 dòng sẽ cao hơn lúa thuần.
  • Không giữ lại giống: do là lúa lai nên sau khi bà con mua giống F1 để cấy đại trà, thóc đại trà này sẽ không làm giống được do gen lặn sẽ xuất hiện làm giảm năng suất, phân tầng, phân vụ khác nhau,…,
  • Kỹ thuật canh tác cao hơn: Như ta thấy lúa lai có khả năng chống chịu tốt, năng suất cao, cũng giống như người tập thể hình, để đảm bảo sức khỏe thì phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý nên đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao hơn lúa thuần.

III. KẾT LUẬN VÌ SAO NÊN CHỌN LÚA LAI 3 DÒNG

Từ những phân tích trên ta thấy, Lúa lai 3 dòng có quá nhiều ưu điểm để chọn, tuy nhiên như chúng tôi nói để có sức khỏe chúng ta cần cung cấp chất dinh dưỡng cho lúa nên nếu chọn lúa lai để canh tác chúng ta phải chăm sóc, cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cây lúa có thể phát huy được hết ưu điểm của mình.

Đặc biệt chăm sóc lúa lai 3 dòng chúng ta cần lưu ý về:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa.
  • Điều tiết nước

Hiện nay trình độ sản xuất lúa phát triển vượt bậc, có nhiều công nghệ giúp công việc chăm sóc lúa trở nên nhàn hạ và dễ dàng hơn góp phần quan trong phát huy hiệu quả giống lúa lai 3 dòng như:

  • Thiết bị dẫn đường tự động NX510: đây là công nghệ giúp những chiếc máy cày, mấy cây thành thiết bị tự động, nhờ công nghệ định vị chính xác giúp lúa được cấy đều và thẳng tạo điều kiện thuận lợi cây lúa phát triển.
  • Máy bay nông nghiệp: công suất lớn giúp bà con kịp thời cung cấp dinh dưỡng và diệt trừ sâu bệnh, đặc biệt công nghệ phun ly tâm và độ chính xác cao còn giúp tiết kiệm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
  • San phẳng mặt ruộng GIC100: tự động nâng hạ máng cào theo chiều cao trung bình giúp mặt ruộng phẳng gần như tuyệt đối giúp Anh/ Chị dễ dàng điều tiết nước cho cây lúa.

IV. MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI NỔI BẬT CỦA ĐẠI THÀNH

Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đến nay chúng tôi có danh mục giống từ lúa lai đến lúa thuần chất lượng cao, dưới đây là một số giống lúa lai điển hình để Anh/ Chị lựa chọn.

4.1. Giống lúa lai F1- GS55

Đây là giống lúa lai 3 dòng chủ lực của chúng tôi, hướng đến là giống lúa quốc dân thay thế cho Q5 đã nhiều năm tồn tại trên thị trường đã bị thoái hóa, gạo GS55 có đặc điểm nấu cơm không quá khô cũng như quá mềm, hạt tròn và chắc nên hợp khẩu vị quần chúng và là giống lúa nguyên liệu chất lượng cao.

Lúa lai F1-GS55 cho năng suất cao
Lúa lai F1-GS55 cho năng suất cao

Đặc điểm giống lúa lai 3 dòng F1-GS55 như:

  • Năng suất, chất lượng cao
  • Chống chịu sâu bệnh tốt
  • Ngắn ngày, thân cứng

Chi tiết: Giống lúa lai 3 dòng GS55

4.2. Giống lúa lai F1- GS999

Đây cũng là một trong những giống lúa chủ lực của chúng tôi, nhưng mục tiêu của nó là giống gạo thương phẩm, xuất khẩu nhờ chất lượng gạo thơm ngon.

Lúa lai F1-GS999 tại Vĩnh Phúc
Lúa lai F1-GS999 tại Vĩnh Phúc

Đặc điểm giống lúa lai 3 dòng F1-GS999 như:

  • Đẻ nhánh khỏe, thân ngắn, cây gọn
  • Chống chịu sâu bệnh tốt.
  • Để nhánh khỏe, chống rét tốt

Chi tiết: Giống lúa lai F1- GS999

Để biết thêm thông tin về các giống lúa lai, cũng như công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Cùng Xem Sản Phẩm OCOP Siêu Thị GO- Nghệ An Có Những Gì?

Sáng ngày 11/10 tại siêu thị Go- TP Vinh- Nghệ An, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình Giới thiệu sản phẩm OCOP đồng thời khai trương Gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP tại siêu thị GO!Vinh.

Việc khai trương khai gian hàng OCOP là một bước đi quan trọng của Nghệ An, khi đã làm kinh tế nông nghiệp kênh xúc tiến nó quyết định sự thành công nông nghiệp tỉnh bởi chỉ có bán được nông sản mới mang lại doanh thu từ đó thúc đẩy người làm nông đầu tư công nghệ phát triển nông nghiệp công nghệ cao hướng tới bảo vệ môi trường.

I. CÁC SẢN PHẨM OCOP CỦA NGHỆ AN

Cũng giống như nhiều mô hình nông nghiệp như đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao giảm phát thải, OCOP là một trương trình đầy tham vọng của chính phủ nó hướng tới phát triển nông nghiệp một cách toàn diện trên cả nước.

Các đại biểu tham dự lễ khai trương và giới thiệu trưng bày sản phẩm OCOP và đặc sản Nghệ An tại siêu thị. Ảnh: T.P
Các đại biểu tham dự lễ khai trương và giới thiệu trưng bày sản phẩm OCOP và đặc sản Nghệ An tại siêu thị. Ảnh: T.P

OCOP giúp phát huy thế mạnh từng địa phương, giúp người dân bám đất, bám làng, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Hiện nay toàn tỉnh Nghệ An có 567 sản phẩm được xếp hạng OCOP tiêu chuẩn 3 sao trở lên, cụ thể:

  • Sản phẩm 4 sao: có 37 sản phẩm
  • Sản phẩm tiềm năng 5 sao: 2 sản phẩm.
  • Sản phẩm 5 sao: 1 sản phẩm.

Cụ thể một số sản phẩm tiêu biểu của địa phương đã đạt chứng nhận OCOP gồm:

  • Giò bê Sơn Cẩm
  • Rượu Mú Từn
  • Cam Vinh
  • Bưởi Phúc Trạch
  • Su su Quỳnh Liên
  • Cà rốt Quỳnh Liên

II. RA MẮT GIAN HÀNG OCOP TẠI SIÊU THỊ GO- NGHỆ AN

Tới dự sự kiện ra mắt gian hàng OCOP Nghệ An có nhiều lãnh đạo Tỉnh, đại diện sở ban ngành cũng như nhà phân phối, doanh nghiệp cũng như hộ sản xuất kinh doanh cũng như các HTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Cắt băng khai trương gian hàng OCOP Nghệ An. Ảnh T.P
Cắt băng khai trương gian hàng OCOP Nghệ An. Ảnh T.P

Tại sự kiện, Phó GĐ Trung tam Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An, ông Cao Nguyên Hùng cho biết: trước đó đã có 2 lần tỉnh tổ chức quảng bá hình ảnh sản phẩm OCOP Nghệ An tới người tiêu dùng tại các siêu thị, nhà đại lý phân phối,…, đây là cơ hội tốt để nền nông nghiệp Nghệ An mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ, theo Ông mục tiêu gian hàng OCOP tại siêu thị Go!Vinh là:

  • Tìm kiếm các nhà đầu tư, mở rộng sản xuất.
  • Mở rộng thị trường phân phối sản phẩm OCOP Nghệ An.
  • Nhận định thị trường tìm kiếm sản phẩm tiềm năng.
Các đại biểu tham quan sản phẩm OCOP Nghệ An tại siêu thị GO!Vinh. ảnh T.P
Các đại biểu tham quan sản phẩm OCOP Nghệ An tại siêu thị GO!Vinh. ảnh T.P

Được biết gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP Nghệ An tại siêu thị GO! Vinh được trưng bày ở tầng 2 tại một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Vinh nó sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng và lan tỏa thương hiệu sản phẩm OCOP Nghệ An tới người tiêu dùng.

Việc lan tỏa này không chỉ giúp người dân biết đến sản phẩm OCOP mà còn thúc đẩy sản xuất, trách nhiệm xã hội bởi sử dụng nông sản OCOP cũng là bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ nguồn sống cho thế hệ tiếp theo của đất nước.

OCOP không chỉ là kinh tế mà còn là trách nhiệm xã hội với thế hệ tiếp theo của đất nước. Ảnh T.P
OCOP không chỉ là kinh tế mà còn là trách nhiệm xã hội với thế hệ tiếp theo của đất nước. Ảnh T.P

Gian hàng các sản phẩm OCOP Nghệ An được trưng bày hơn 200 mẫu sản phẩm đến từ 40 đơn vị sản xuất đạt tiêu chuẩn OCOP tiêu biểu, đây sẽ là trung tâm xúc tiến sản phẩm OCOP của Nghệ An đến người tiêu dùng. Qua đó mong muốn có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bên, đặt nền móng sản phẩm OCOP Nghệ An vươn tầm quốc tế.

Khách thăm quan sản phẩm nông sản OCOP Nghệ An tại siêu thị Go. Ảnh: T.P
Khách thăm quan sản phẩm nông sản OCOP Nghệ An tại siêu thị Go. Ảnh: T.P
Các hộ sản xuất, cá thể kinh doanh cũng tham gia gian hàng OCOP Nghệ An
Các hộ sản xuất, cá thể kinh doanh cũng tham gia gian hàng OCOP Nghệ An

Nguồn: https://baonghean.vn/khai-truong-gian-hang-ocop-va-dac-san-nghe-an-tai-sieu-thi-go-vinh-10282225.html

III. ĐẠI THÀNH ĐỒNG HÀNH CÙNG OCOP NGHỆ AN

OCOP là một chương trình lớn của Chính Phủ phát triển kinh tế nông thôn với mục tiêu mỗi địa phương ít nhất một sản phẩm đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh, các tiêu chí sản phẩm OCOP bao gồm:

  • Nguồn gốc
  • Chất lượng
  • Tiềm năng phát triển.
  • Tổ chức sản xuất
  • Thương hiệu
  • Ảnh hưởng đến cộng đồng

Với vai trò là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, phân phối các sản phẩm chủ lực về giống lúa, phân bón hữu cơ vi sinh, và thiết bị công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến tổ chức sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn OCOP, tiêu chuẩn này có một số đặc điểm cần lưu ý như:

  • Mở rộng quy mô chuỗi giá trị.
  • Bảo vệ môi trường
  • Sản xuất bền vững, có sự tham gia cộng đồng

Dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu Giống lúa, phân bón và công nghệ Đại Thành đồng ngành cùng OCOP Nghệ An như thế nào?

3.1. Mở rộng quy mô chuỗi giá trị

Để phát triển chuỗi giá trị, chúng ta cần chuyên nghiệp hóa các khâu, đây cũng là yêu cầu bắt buộc khi làm kinh tế nông nghiệp, là cơ sở liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, một số liên kế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp như:

  • Liên kết cung cấp vật tư nông nghiệp
  • Dịch vụ nông nghiệp như phun thuốc bảo vệ thực vật, cày, cấy,…
  • Liên kết bao tiêu sản phẩm

Những liên kết trên thường liên quan đến vẫn đến sự hỗ trợ lẫn nhau như: công nghệ, vốn, đảm bảo cung cấp nông sản,…,

Hiện nay GlobalCheck có nhiều sản phẩm sẵn sàng tham gia vào liên kết chuỗi giá trị cũng như hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp như:

  • Liên kết chuỗi giá trị trong việc cung cấp giống lúa, phân bón hữu cơ vi sinh
  • Cung cấp công nghệ cho đơn vị làm dịch vụ nông nghiệp.

Một số giống lúa sẵn sàng tham gia vào liên kết chuỗi giá trị như:

  • Lúa lai F1-GS55: giống lúa phù hợp với bà con Nghệ An bởi đây là một trong những giống lúa nguyên liệu chất lượng cao.
  • Lúa lai F1-GS999: Giống lúa chất lượng cao chuyên phục vụ nhu cầu ăn uống và xuất khẩu

Ngoài ra chúng còn có phân bón hữu cơ vi sinh, với chương trình OCOP phân bón hữu cơ vi sinh là xu hướng tất yếu bởi chúng mang lại giá trị quan trọng như:

  • Cải tạo đất
  • Kích rễ, giảm lượng phân bón vô cơ
  • Tiêu diệt vi sinh vật có hại theo cơ chế tự nhiên

3.2. Bảo vệ môi trường hướng đến nông nghiệp bền vững

Với mong muốn đồng hành cùng sản phẩm OCOP Nghệ An, sản phẩm dịch vụ của chúng tôi phải hướng đến mục đích bảo vệ môi trường như:

Thiết bị dẫn đường tự động NX510:

Đây là thiết bị khi gắn lên máy nông nghiệp sẽ biến những cỗ máy này thành thiết bị tự lái, đặc biệt nhờ công nghệ định vị vệ tinh chính xác giúp làn làm việc thẳng và chính xác giúp nâng cao chất lượng nông sản và giảm phát thải khí nhà kính.

Máy bay nông nghiệp:

Với khối lượng làm việc lớn đảm bảo kịp thời chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt công nghệ ly tâm và định vị chính xác Cors giúp tiết kiệm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật do vậy bảo vệ môi trường hướng tới sản phẩm OCOP.

Ngoài một số sản phẩm và công nghệ trên, Đại Thành còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao, Chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Xử Lý Rơm Rạ Bằng Phương Pháp Carbon Thủy Nhiệt

Xử lý rơm rạ là một trong những quá trình gây phát thải lớn nhất trong sản xuất lúa, đặc biệt hoạt động đốt rơm rạ, dưới đây là phương pháp chuyển đổi rơm rạ thành than thủy nhiệt thông qua công nghệ đốt nhiệt độ cao trong môi trường nước và áp suất giúp tăng khả năng lưu trữ carbon trong đất từ đó giúp giảm phát thải và tăng năng suất cây trồng.

I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ TRONG SẢN XUẤT LÚA

Việt Nam là một trong những nước sản xuất lúa lớn, vì vậy mỗi năm lượng rơm rạ cần tiêu hủy cũng rất lớn, vậy chúng ta có những phương pháp xử lý như thế nào?

  • Đốt rơm rạ ngoài trời: đây là một trong những cách phổ biến nhất hiện nay, nhưng đây lại là phương pháp gây phát thải khí nhà kính lớn nhất, không những vậy chúng còn là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
  • Trả lại rơm rạ cho đồng ruộng: phương pháp này chúng ta sử dụng hóa chất cải tạo rơm thành phân bón hữu cơ, phương pháp này giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, nhưng lại có lượng khí thải nhà kính khá cao.
  • Chuyển mục đích khác: chúng ta có thể thu gom rơm rạ chuyển sang mục đích sử dụng khác, tuy nhiên nhu cầu này không nhiều.
  • Chuyển rơm rạ thành than sinh học: áp dụng công nghệ nhiệt phân giúp tăng lưu trữ carbon, tuy nhiên quá trình sản xuất tạo ra nhiều khí CO độc hại cho môi trường.
  • Chuyển rơm rạ thành than thủy nhiệt: đây là vật liệu mới, chúng có khả năng điều hòa đất, tăng độ phì, đặc biệt tiêu thụ ít năng lượng trong quá trình sản xuất.

Theo một số nghiên cứu phương pháp chuyển đổi rơm rạ thành than thủy nhiệt sẽ là một phương pháp hiệu quả nhất trong quá trình sản xuất lúa giảm phát thải.

II. VẬY THAN (CARBON) THỦY NHIỆT LÀ GÌ – HYDROCHAR

Trước khi tìm hiểu vì sao việc chuyển rơm rạ thành than thủy nhiệt là phương pháp hiệu quả nhất trong sản xuất lúa giảm phát thải. chúng ta sẽ đi tìm hiểu than thủy nhiệt là gì để từ đó lý giải hiệu quả của chúng.

Than thủy nhiệt hay còn được gọi là Hydrochar, đây là một dạng của than sinh học (biochar), chúng được sản xuất bằng cách nung các chất hữu cơ như rơm rạ trong môi trường nước ở nhiệt độ và áp suất cao, quá trình này người ta gọi là carbon hóa thủy nhiệt.

Xử lý rơm rạ bằng carbon hóa thủy nhiệt giúp giảm phát thải cho môi trường
Xử lý rơm rạ bằng carbon hóa thủy nhiệt giúp giảm phát thải cho môi trường

Than thủy nhiệt có những đặc điểm sau:

  • Cấu trúc: dạng xốp giúp tăng diện tích tiếp xúc tạo điều kiện hấp thụ kim loại nặng, các chất ô nhiễm,…,
  • Tính kiềm: Hydrochar có tính kiềm giúp trung hòa độ chua cho đất
  • Ổn định: khó bị phân hủy môi trường vi sinh, giúp giữ carbon trong đất lâu.
  • Hàm lượng carbon: có chứa hàm lượng carbon cao giúp cải tạo đất và giảm khí phát thải nhà kính.
  • Nhiều nhóm oxy: bề mặt hydrochar có nhiều nhóm oxy tăng khả năng tương tác với các chất khác.
  • Trao đổi ion: Chúng có khả năng trao đổi ion tốt, giúp hấp thụ các ion dương của kim loại nặng.

III. VAI TRÒ THỦY NHIỆT RƠM RẠ TRONG SẢN XUẤT LÚA GIẢM PHÁT THẢI

Theo một nghiên cứu (chi tiết tại đường link bên dưới) của Trung Quốc, quá trình phát thải và hô hấp hệ sinh thái (Re) sẽ diễn ra trong thời gian sau:

  • Lượng phát thải CH4 tập trung mạnh nhất trong giai đoạn từ 5 ngày đến 30 ngày sau khi cấy hoặc bón phân.
  • Ròng phát thải Re: tập trung chủ yếu trong vòng 1 tuần sau khi xới đất và bón phân.

Ngoài ra quá trình phát thải này bị ảnh hưởng rất lớn bởi phương pháp tưới tiêu và bổ sung chất hữu cơ ngoại sinh.

Trong quá trình theo dõi lượng phát thải khí nhà kính trong 2 năm là 2021, 2022 nghiên cứu đã cho ra một số kết quả như sau:

  • Phương pháp tưới tiêu ngập nước có phát thải CH4 tích lũy thấp hơn nhưng lại có lượng phát thải N20 và Re tích lũy lớn hơn.
  • Bổ xung carbon ngoại sinh đều làm tăng lượng phát thải CH4, Re và N2O bất kể sử dụng phương pháp tưới tiêu nào
  • Trong tất cả các phương pháp xử lý rơm rạ, phương pháp carbon thủy nhiệt (Hydrochar) đều làm giảm lượng phát thải tích lũy CH4, N20 và Re.

Nguồn: https://mp.weixin.qq.com/s/Hq8yLRLkIJpSDSCpTeul2A

IV. ĐẠI THÀNH ĐỒNG HÀNH SẢN XUẤT LÚA GIẢM PHÁT THẢI

Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhận thấy xu hướng nông nghiệp bền vững, giảm phát thải là tất yêu trong nền nông nghiệp hiện đại, chúng tôi đã tích cực tham gia vào các chương trình 1 triệu hecta lúa chất lượng cao của chính phủ., không những vậy chúng tôi còn phát triển những mô hình nông nghiệp công nghệ cao như mô hình cánh đồng công nghệ GlobalCheck, mô hình này sử dụng các giống lúa, phân bón hữu cơ vi sinh, công nghệ trong sản xuất hướng tới phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, kinh tế cao.

Mô hình cánh đồng công nghệ GlobalCheck nhận được nhiều sự quan tâm
Mô hình cánh đồng công nghệ GlobalCheck nhận được nhiều sự quan tâm

Nền tảng mô hình cánh đồng công nghệ này như sau:

4.1. Giống lúa

Chúng tôi sử dụng những giống lúa chất lượng cao, dễ chăm sóc, đặc biệt những giống lúa này có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt từ đó giúp giảm thuốc bảo vệ thực vật góp phần bảo vệ môi trường đất và môi trường nước, một số giống lúa của chúng tôi như:

  • Lúa lai F1- GS55: đây là giống lúa lai 3 dòng ưu điểm vượt trội là năng suất cao, cơm không khô cũng cũng mềm nhờ vậy chúng dễ ăn và là giống lúa nguyên liệu, một trong những đối thủ nặng ký thay thế Q5 đã thoái hóa sau nhiều năm tồn tại trên thị trường.
  • Lúa lai F1-GS999: đây cũng là giống lúa do Đại Thành phân phối, với chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh tốt GS999 được hướng tới là gạo xuất khẩu giá trị kinh tế cao

4.2. Phân bón hữu cơ vi sinh

Nông nghiệp giảm phát thải là tất yếu, vì vậy chúng tôi mới lựa chọn phân bón hữu cơ vi sinh cho phân khúc này, chúng mang lại nhiều giá trị như:

  • Giảm phát thải khí nhà kính, tiêu biểu là khí carbon.
  • Cải tạo môi trường đất và môi trường nước
  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
  • Kích rễ, tiêu diệt vi sinh vật có hại theo cơ chế tự nhiên

4.3. Công nghệ sản xuất nông nghiệp

Cũng giống như Lúa và Phân bón, công nghệ sản xuất của chúng tôi cũng hướng tới bảo vệ môi trường, tích cực thúc đẩy sản xuất lúa giảm phát thải với một số công nghệ điển hình như:

  • NX510: đây là công nghệ biến những chiếc máy nông nghiệp thành những chiếc máy tự lái, với công nghệ định vị chính xác giúp hàng đều và thẳng chúng không chỉ giúp cây phát triển khỏe mạnh góp phần giảm phát thải mà còn là cơ sở để thúc đẩy quá trình cơ giới hóa cho các khâu sau này.
  • Máy bay nông nghiệp: việc sử dụng drone không chỉ tăng hiệu quả làm việc mà chúng còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính, nhờ công nghệ phun ly tâm và độ chính xác cao giúp tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc lúa hiệu quả nhờ vậy góp phần quan trọng giảm phát thải
  • Thiết bị san phẳng mặt đất GIC100: đây là công nghệ hiếm hoi có thể làm việc môi trường nước, đặc biệt với mặt đất gần như phẳng tuyệt đối chúng góp phần quan trọng trong việc giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài một số công nghệ chủ lực trên, Chúng tôi còn rất nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Chọn Giống Lúa Cùng Bà Con Nghệ An

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống lúa khác nhau, để chọn giống lúa phù hợp chúng ta phải căn cứ vào thổ nhưỡng, khí hậu, mục đích trồng lúa để từ đó lựa chọn giống lúa phù hợp với địa phương. Vậy với đặc điểm tự nhiên, mục đích trồng lúa thì giống lúa nào phù hợp với khu vực Nghệ An?

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN NGHỆ AN

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam gần cực bắc của vùng Bắc Trung Bộ, đây là tỉnh có địa hình đa dạng và phong phú từ đồng bằng ven biển, trung du cho tới miền núi. Nghệ An cũng là một trong những tỉnh phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các hiện tượng thời tiết.

Giống Lúa GS55 tại Tân Kỳ- Nghệ An cho năng suất cao
Giống Lúa GS55 tại Tân Kỳ- Nghệ An cho năng suất cao

1.1.Địa hình Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có điều kiện địa hình phong phú từ đồi núi, trung du, đồng bằng ven biển, Nghệ An có tới 10 huyện miền núi trong đó có 5 huyện vùng núi cao, địa hình phân bổ như sau:

  • Địa hình đồng bằng, ven biển ở phía đông
  • Trung du đồi núi ở phía tây với dãy núi Bắc Trường Sơn là những điểm cao nhất.

Theo thống kê năm 2021, Nghệ An có vùng đồng bằng rộng 2.752,58 km2 chiếm 16,7% diện tích toàn tỉnh thuộc địa phận 7 huyện, 2 thị xã gồm và 1 TP: Quỳnh Lưu,Diễn Châu, Nghi Lộc, Yên Thành, Đô Lương,Nam Đàn, Hưng Nguyên, thị xã Hoàng Mai, thị xã Cửa Lò, TP Vinh.

Khu vực phát triển nông nghiệp của tỉnh Nghệ An chủ yếu tập trung khu vực đồng bằng, ven biển nơi có hạ tầng tốt, nguồn nước dồi dào rất thuận lợi phát triển nông nghiệp.

Hiện nay cây Lúa được tập trung phát triển tại một số địa phương như: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành…

1.2.Khí hậu tỉnh Nghệ An

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông với khí hậu khá khắc nghiệt.

  • Mùa hè: Nghệ An có mùa hè nóng và khô, đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 8 bị ảnh hưởng nặng nề bởi gió phơn tây nam rất nóng.
  • Mùa đông: Chịu ảnh hưởng gió đông bắc lạnh và ẩm ướt.

Đặc biệt Nghệ An có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230C- 240C.

Miền Trung chiếm tới 5/10 tỉnh có nhiều tâm bão nhất cả nước
Miền Trung chiếm tới 5/10 tỉnh có nhiều tâm bão nhất cả nước

Không những vậy Nghệ An thuộc khu vực miền Trung, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bão lũ, cụ thể trong số 10 tỉnh thành có tâm bão đi qua nhiều nhất thì miền trung đóng góp tới 5 địa phương, Còn riêng Nghệ An cũng đứng thứ 8 trên cả nước.

1.3.Mục Đích Trồng Lúa Gạo Bà Con Nghệ An

Hiện trên toàn tỉnh Nghệ An có 170.000 hecta đất sản xuất lúa hai vụ, sản lượng hàng năm đạt trên dưới 1,1 triệu tấn trong đó tỉnh chỉ sử dụng 1/3 làm lương thực còn lại cung cấp ra thị trường để phục vụ sản xuất bún bánh, miến gạo hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Từ thống kê trên ta thấy có tới gần 2/3 lúa gạo của bà con Nghệ An được sử dụng làm nguyên liệu cho thấy lúa nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản xuất lúa tại Nghệ An.

II. CHỌN GIỐNG LÚA TỐT CHO BÀ CON NGHỆ AN

Từ việc tìm hiểu điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng như mục đích trồng lúa của bà con Nghệ An ta có thể rút ra được một số đặc điểm như sau:

  • Tiềm năng phát triển ngành lúa gạo là rất lớn.
  • Trồng lúa 2 mục đích chính là làm nguyên liệu và sử dụng
  • Khí hậu thuận lợi nhưng lại hay gặp mưa bão

Với những đặc điểm trên, Giống Lúa dành cho khu vực Nghệ An yêu cầu những giống lúa có đặc điểm như sau:

  • Năng suất cao
  • Dễ chăm sóc
  • Thân cứng, chống đổ tốt
  • Dễ chăm sóc
  • Chống chịu sâu bệnh
  • Giống lúa ngắn ngày

III. GS55 GIỐNG LÚA CHO BÀ CON NGHỆ AN

Từ những yêu cầu trên, chúng tôi nhận thấy giống lúa lai F1- GS55 rất phù hợp với bà con Nghệ An do GS55 đáp ứng được tất cả những đặc điểm trên, dưới đây chúng ta cùng nhau khám phá giống lúa nguyên liệu ưu việt này.

3.1. Năng suất cao

GS55 có chất lượng lượng lúa gạo tốt với hạt chắc, to, tròn. Hiện nay GS55 có thể đạt năng suất trung bình khoảng 8 tấn/hecta, nếu thâm canh tốt có thể đạt 14 tấn/ hecta.

Năng suất cao là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với những giống lúa nguyên liệu, đặc GS55 sau khi nấu thành cơm không quá mềm cũng không quá cứng giúp GS55 là một giống lúa nguyên chất lượng.

3.1. Dễ chăm sóc

GS55 là giống lúa đẻ nhánh khỏe, thân cứng, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt với một số bệnh như: Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn và chống chịu tốt Rầy nâu.

3.2. Giống lúa ngắn ngày

Với đặc điểm là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của mưa bão, giống lúa ngắn ngày giúp bà con trồng lúa ở Nghệ An giảm thiểu rủi ro gặp mưa bão.

Cụ thể thời gian sinh trưởng của giống lúa lai F1-GS55 như sau:

  • Vụ xuân: từ 124 ngày đến 127 ngày.
  • Vụ Mùa: 103 ngày đến 106 ngày.
GS55 là giống lúa nguyên liệu chất lượng cao phù hợp bà con Nghệ An
GS55 là giống lúa nguyên liệu chất lượng cao phù hợp bà con Nghệ An

IV. ĐẠI THÀNH ĐỒNG HÀNH CÙNG BÀ CON NGHỆ AN

Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đến nay Đại Thành có nhiều giống lúa chất lượng cao, nhận thấy GS55 là một trong những giống lúa lai có nhiều ưu điểm vượt trội phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng như mục đích trồng lúa của bà con Nghệ An.

Đặc biệt GS55 cũng là giống lúa được Đại Thành hướng tới là giống lúa phổ thông thay thế cho Q5 đã bị thoái hóa do đã tồn tại trên thị trường tư lâu.

Không những vậy Đại Thành còn có một hệ sinh thái nông nghiệp cùng bà con Nghệ An hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, giảm phát thải như:

4.1. Về nông nghiệp

Ngoài một số giống lúa chất lượng cao như GS55 rất phù hợp với khu vực Nghệ An và một số giống khác như GS999, GS666,…, Đại Thành còn phân phối phân bón hữu cơ vi sinh BioSoy.

Chi tiết: Phân bón hữu cơ vi sinh BioSoy

Khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh chúng không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho Lúa mà còn có có nhiều vai trò khác như:

  • Cải tạo môi trường đất
  • Kích rễ lúa tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
  • Tiêu diệt vi sinh vật có hại

4.2. Về công nghệ sản xuất nông nghiệp

Với thương hiệu Globalcheck- Sức mạnh người dẫn đầu, Chúng tôi luôn đưa đến bà con những công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường như:

  • Máy bay nông nghiệp: với hiệu suất làm việc vượt trội, những chiếc drone giúp đảm bảo kịp thời phòng trừ sâu bệnh cũng như thời vụ bón phân cho cây lúa.
  • Thiết bị dẫn đường tự động NX510: khi lắp thiết bị này lên máy nông nghiệp chúng biến thành những chiếc máy cày, máy cấy tự lái.
  • ….

Ngoài những sản phẩm trên, Đại Thành còn rất nhiều sản phẩm khác có thể đồng hành cùng bà con Nghệ An hướng tới một vụ mùa bội thu, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Cơ Chế Giúp Lúa Chịu Mặn Hiệu Quả

Hiện tượng nước biển dâng, khô hạn dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn ngày trầm trọng, đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa lớn nhất cả nước, để giải quyết vấn đề này ngoài việc xây dựng hệ thống chống mặn chúng ta cùng nên lựa chọn những giống lúa có khả năng chịu mặn tốt cũng như tìm hiểu cơ chế chống mặn cây lúa để từ đó có phương án chống mặn hợp lý.

Tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL rất phức tạp
Tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL rất phức tạp

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN CƠ CHẾ LÚA CHỊU MẶN

Trước khi tìm hiểu cơ chế chịu mặn cho cây lúa, chúng ta sẽ tìm hiểu một số khái niệm xung quanh cơ chế này, từ đó sẽ hiểu được cơ chế chịu mặn và có phương án chăm sóc cây lúa nâng cao khả năng chịu mặn cho cây lúa.

1.1. Khái Niệm Enzyme

Enzyme được cấu tạo từ các chuỗi axit amin liên kết với nhau tạo thành protein. Những chuỗi đơn giản chỉ polypeptide còn những chuỗi phức tạp bao gồm polypeptide và các phần tử vitamin hay khoáng chất.

Chức năng Enzyme bao gồm:

  • Điều hòa sinh học: điều hòa quá trình sinh học, giúp sinh vật thích ứng với thay đổi môi trường.
  • Tăng tốc phản ứng: tăng tốc quá trình trao đổi chất, chúng thường kết hợp với axit thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Đặc hiệu: Mỗi loại enzyme chỉ xác tác cho một loại phản ứng hoặc một nhóm phản ứng nhất định.

1.2. Khái Niệm phosphate

Đây là một ion có nguồn gốc từ axit photphoric, một dẫn xuất của axit orthophosphoric, còn gọi là axit photphoric

1.3. Khái Niệm Protein Kinase

Protein Kinase là một loại enzyme, chúng hoạt động bằng cách gắn nhóm phosphate vào các protein khác làm thay đổi chức năng của protein này, quá trình này còn được gọi là phosphoryl hóa.

Vai trò của Protein Kinase:

  • Điều hòa: Do chúng tham gia hoạt động trao đổi chất, tham gia nhiều quá trình quan trọng của tế bào từ việc phát triển tế bào, phân chia,….
  • Truyền tín hiệu: truyền tín hiệu môi trường từ bên ngoài từ đó giúp tế bào phản ứng với các kích thích từ môi trường.
  • Điều chỉnh: Protein kinase tham gia vào việc điều chỉnh các phản ứng sinh hóa trong tế bào, ví dụ như quá trình chuyển hóa năng lượng.

1.4. Khái niệm OsCPK5

Đây là từ viết tắt của “Oryza sativa Calcium-dependent Protein Kinase 5”. Từ đây chúng ta có khái niệm về OsCPK5 như sau:

  • Đây là tên khoa học của cây lúa.
  • Hoạt động dựa vào ion canxi, những ion này liên quan đến quá trình sinh lý của cây lúa như: phát triển, sinh sản,..,
  • Đây là một loại Protein Kinase có khả năng phosphoryl.

Chức năng của OsCPK5:

  • Tăng khả năng chống chịu cho cây lúa: giúp cây lúa có khả năng chống bạn, mặn, ngập úng cũng như nhiễm bệnh.
  • Điều hòa: tham gia quá trình phát triển của cây lúa từ nảy mầm, trổ bông, tạo hạt,…
  • Tham gia vào các quá trình sinh lý khác như quang hợp, chuyển hóa chất.

II. CƠ CHẾ GIÚP LÚA CHỊU MẶN HIỆU QUẢ

Theo một nghiên cứu từ trường Đại học Nông Lâm Phúc Kiến và Đại học Nông nghiệp Sơn Đông đã khám phá ra vai trò của hai protein Kinase phụ thuộc canxi là OsCPK5OsCPK13 trong việc tăng cường khả năng chống mặn cho cây lúa.

Theo nhóm nghiên cứu, những kinase này có khả năng kích hoạt trực tiếp các protein kinase hoạt hóa OsCPK5OsCPK13 mà không cần có sự tham gia của MAPK kinase (MKK) truyền thống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện cây lúa bị nhiễm mặn, OsCPK5OsCPK13 có thể được chuyển từ màng tế bào đến nhân. Quá trình này phụ thuộc vào các ion canxi, điều này rất quan trọng cho quá trình phosphoryl hóa và kích hoạt OsMPK3/6 của chúng. Sự kích hoạt này rất quan trọng để cải thiện khả năng chịu đựng của cây lúa với môi trường có độ mặn cao.

III. PHƯƠNG PHÁP TĂNG OsCPK5 và OsCPK13 GIÚP CÂY LÚA CHỐNG MẶN

Khả năng trực tiếp tăng cường các protein như OsCPK5OsCPK13 là rất khó khăn, nhưng trong quá trình chăm sóc lúa chúng ta có thể gián tiếp bằng cách tạo môi trường thuận lợi kích thích cây lúa tạo OsCPK5OsCPK13 từ đó nâng cao khả năng chống mặn cho lúa. Cụ thể chúng ta có thể thực hiện một số công việc như:

3.1. Cung cấp chất dinh dưỡng cân đối

Khi cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề như:

  • Vi Lượng: đây là chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein, vì vậy khi bón phân chúng ta cần quan tâm tới hàm lượng kẽm, đồng và mangan.
  • Phân bón NPK: cần cung cấp đủ để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh, nâng cao khả năng chống chịu, lưu ý đạm nên nên bón thừa vì thừa sẽ làm yếu cây tạo điều kiện sâu bệnh tấn công.

3.2. Điều tiết nước

Điều tiết nước vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây lúa cũng như môi trường sâu bệnh phát triển, vì vậy khi điều tiết nước chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh để ngập úng hoặc hạn hán kéo dài, tạo điều kiện rễ phát triển tốt và hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Rút nước định kỳ giúp rễ ăn sâu, tăng cường khả năng chống chịu mặn.
Xây dựng hệ thống tưới tiêu chống xâm nhập mặn cho ĐBSCL
Xây dựng hệ thống tưới tiêu chống xâm nhập mặn cho ĐBSCL

3.3. Một số biện pháp khác

Lựa chọn những giống lúa có khả năng chống chịu mặn tốt, hiện nay đại thành cũng có một số giống lúa chống chịu mặn tốt như: GS55, GS999. Đây đều là những giống lúa lai nên có khả năng chống chịu mặn tốt.

Khi chăm sóc lúa chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Cấp đủ ánh sáng: đây là thành phần không thể hiếu cho quá trình quang hợp và tổng hợp protein.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Giảm thiểu sự tấn công sâu bệnh giúp cây khỏe mạnh và tập trung năng lượng cho quá trình sinh trưởng.
  • Chế phẩm sinh học: Một số chế phẩm sinh học có thể giúp tăng cường sức đề kháng của cây, kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi trong đất.

IV. CÔNG NGHỆ GIÚP TĂNG HIỆU QUẢ CHĂM SÓC LÚA

Như phân tích ở trên, chúng ta không thể trực tiếp cung cấp các protein giúp tăng khả năng chống mặn cho cây lúa, nhưng việc chăm sóc tốt sẽ tạo môi trường cho cây lúa tự tổ hợp những protein này, dưới đây là một số công nghệ giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc lúa.

4.1. Thiết bị dẫn đường tự động NX510

Đây là công nghệ tự lái trong nông nghiệp, đặc biệt chúng được trang bị công nghệ định vị chính xác giúp quá trình cấy lúa trở nên đều và thằng tạo điều kiện cây lúa phát triển tốt, tăng sức đề kháng, là môi trường tốt để tổ hợp protein như OsCPK5OsCPK13.

Chi tiết: Công nghệ NX510

4.2. Thiết bị san phẳng mặt đất GIC100

Với cơ chế tự động nâng hạ gầu san cũng như biểu độ cao độ trực quan giúp người vận hành dễ dàng san phẳng mặt ruộng, đặc biệt do sử dụng định vị vệ tinh chính xác Cors giúp mặt ruộng gần như phẳng tuyệt đối.

Chi tiết: San phẳng mặt ruộng GIC100

Việc mặt ruộng làm phẳng giúp bà con chăm sóc lúa dễ dàng, đặc biệt giúp điều tiết nước hiệu quả từ đó tạo môi trường thuận lợi để cây lúa tổ hợp Protein như OsCPK5OsCPK13.

4.3. Máy bay nông nghiệp

Đây là thiết bị chủ lực trong việc rải phân bón, phun thuốc bảo vệ thực vật, khi sử dụng công nghệ này đem lại sự khác biệt như:

  • Kịp thời phòng ngừa sâu bệnh
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng do chính xác khi làm việc.

Việc cây lúa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, kịp thời phòng trừ sâu bệnh đảm bảo cây lúa khỏe mạnh từ đó tạo điều kiện tôc hợp Protein như OsCPK5OsCPK13.

Chi tiết: các dòng máy bay nông nghiệp

Để tìm hiểu những giống lúa có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như kỹ thuật chăm sóc lúa xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Bệnh Khô Văn Hại Lúa Và Cách Phòng Trừ

Bệnh Khô văn hại Lúa là một trong những bệnh hại phổ biến, chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng hạt lúa, Dưới đây là bài viết cung cấp cho Anh/ Chị về nguyên nhân mắc bệnh khô vằn từ đó chúng ta có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Bệnh Khô Văn Hại Lúa Và Cách Phòng Trừ

I. TRIỆU CHỨNG BỆNH KHÔ VẰN HẠI LÚA

Bệnh Khô Vằn hại lúa chủ yếu tấn công vào bẹ lá, thân và lá lúa, triệu chứng bệnh thường trải qua những giai đoạn như:

  • Giai đoạn đầu: bẹ lá xuất hiện những đốm nhỏ màu xanh đậm sũng nước, sau đó sẽ lan rộng thành vết bệnh giống đám mây, mép mờ. Còn trên lá cũng giống trên bẹ nhưng có dạng gợn sóng, dễ bị thối.
  • Sau đó cây lúa bị hư hại, vết bệnh dần chuyển sang màu vàng nâu, lúc này thân cây yếu và dễ gãy đổ. Trong môi trường độ ẩm cao chúng còn xuất hiện những sợi nấm màu trắng và hạch giống phân chuột ở chỗ mắc bệnh.

Đặc biệt bệnh khô vằn hại lúa ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cũng như năng suất thóc, khi mắc bệnh cổ bông lúa chuyển từ màu xanh sang màu nâu xám khiến hạt lúa không thể kéo ra như bình thường cũng như tăng số lượng hạt.

Bệnh Khô Văn Hại Lúa Và Cách Phòng Trừ
Bệnh Khô Văn Hại Lúa Và Cách Phòng Trừ

II. NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH KHÔ VẰN HẠI LÚA

Không giống như sâu bệnh khác, nguyên nhân gây bệnh khô vằn thường do tác nhân lây truyền từ vật khác như:

  • Dưới dạng hạch nấm trong lòng đất
  • Sợi nấm trên tàn dư bệnh hoặc vật chủ khác.

Sau khi cấy hạch nấm khu vực cấy sẽ làm cây lúa bị tái nhiễm, do quá trình ủ nấm trong lòng đất có thể diễn ra dài nên cây lúa có thể bị nhiễm bệnh từ giai đoạn cây non cho tới khi làm làm đòng.

Môi trường nấm bệnh phát triển thuận lợi làm tái nhiễm bệnh ở nhiệt độ và độ ẩm cao, điều kiện lý tưởng nhất là nhiệt độ từ 18- 340C.

Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân do chăm sóc làm bệnh khô vằn hại lúa tái phát như: trồng quá dày, để nước ngập sau kéo dài, bón phân đạm muộn,…

III. PHÒNG NGỪA- ĐIỀU TRỊ BỆNH KHÔ VẰN

KIỂM SOÁT NÔNG NGHIỆP:

Như chúng ta biết, bệnh khô vằn hại lúa đa phần có nguyên nhân từ nấm bệnh, vì vậy trong quá trình canh tác chúng ta cần kiểm soát môi trường hạn chế lây lan nấm bệnh.

Bón phân hợp lý:

Cần kiểm soát bón đạm do nếu bón quá nhiều đạm sẽ làm lúa mềm, xanh dẫn đến dễ bị bệnh, tăng cường lân, kali và phân hữu cơ để cây lúa sinh trưởng khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Mật độ trồng hợp lý:

Không trồng quá dày làm giảm sự thông gió, truyền ánh sáng làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh, không những vậy trồng dày cây sinh trưởng kém, sức khỏe yếu dẫn đến kháng bệnh kém.

Quản lý nước:

Ngoài việc cung cấp đủ nước cho cây lúa, chúng ta cần quan đến vấn đề phơi khô, công việc này giúp thúc đẩy sự phát triển của rễ, tăng khả năng kháng bệnh cũng như ngăn mầm bệnh phát triển. Chú ý tránh để nước ngập sâu thời gian dài vì môi trường này giúp nấm bệnh lây lan và phát triển mạnh.

Loại bỏ nguồn vi khuẩn:

Nếu sử dụng chất thải thì phải qua xử lý. Sau khi thu hoạch lúa chúng ta cần kịp thời loại bỏ tàn dư bệnh khô vằn khỏi đồng ruộng

Bệnh Khô Văn Hại Lúa Và Cách Phòng Trừ
Bệnh Khô Văn Hại Lúa Và Cách Phòng Trừ

PHUN THUỐC PHÒNG TRỪ BỆNH KHÔ VẰN

Nếu ruộng lúa đã từng bị mắc bệnh khô vằn Bà con nên có giải pháp phun phòng trừ nấm khô vằn, tùy tình hình thực tế khác nhau, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi thời kỳ phun phòng bệnh thường ở giai đoạn kết thúc đẻ nhánh. Nếu thời tiết thuận lợi cho nấm bệnh phát triển chúng ta có thể phun phòng lần 2.

Phương pháp phun phòng bệnh khô vằn hại lúa:

Khi phun thuốc phòng trừ nấm bệnh khô vằn hại lúa chúng ta cần chú ý một số đặc điểm như sau:

  • Phun thuốc đều, đảm bảo thuốc xuống tận gốc.
  • Tránh phun thời gian có nhiệt độ cao và ánh sáng chói (trước 10h sáng và sau 4h chiều)
  • Nên sử dụng luân phiên thuốc diệt nấm khác nhau, không sử dụng một loại trong thời gian dài sẽ gây kháng bệnh.

SỬ DỤNG GIỐNG LÚA KHÁNG BỆNH TỐT

Việc sử dụng giống lúa kháng bệnh khô vằn tốt cũng là một lợi thế, hiện nay chúng tôi có giống lúa GS55. Đây là một giống lúa lai 3 dòng F1 ngoài ưu điểm vượt trội kháng bệnh khô vằn thì GS55 còn có nhiều ưu điểm khác hứa hẹn là giống lúa quốc dân dần thay thế cho dòng Q5 đã dần bị thoái hóa.

  • Năng suất cao, trung bình đạt 8 tấn/hecta. Thâm canh tốt có thể lên 14 tấn.
  • Thấp cây, đẻ nhánh khỏe, thân cứng chống đổ tốt
  • Kháng sâu bệnh tốt đặc biệt: khô vằn, rầy nâu, đạo ôn, bạc lá
  • Hạt tròn, chắc, bông lúa dài
  • Gạo hơi có mùi thơm
  • Cơm không cứng, không mềm nên hợp khẩu vị nhiều người và lúa nguyên liệu

Chi tiết: Lúa lai F1- GS55

IV. PHÒNG TRỪ BỆNH KHÔ VẰN VỚI MÁY BAY NÔNG NGHIỆP

Như chúng ta biết trong quá trình phòng trừ nấm bệnh khô vằn có hai công việc rất quan trọng đó là tăng cường phân bón hữu cơ và phun thuốc diệt nấm, phân bón hữu cơ ngày nay đa phần ở dạng lỏng, chúng ta dễ dàng pha với nước rồi đem đi phun như phun thuốc bảo vệ thực vật.

Những công việc này đặc biệt hiệu quả khi sử dụng chúng với máy bay nông nghiệp, bởi drone nông nghiệp có ưu điểm vượt trội như:

4.1. Khối lượng công việc lớn

Với một chiếc máy bay nông nghiệp hiện đại, mỗi ngày có thể phun tới 80 hecta, với một đại điền có diện tích canh tác lớn chỉ có sử dụng drone nông nghiệp mới có thể kịp thời phòng trừ sâu bệnh.

Ngoài ra sở hữu máy bay nông nghiệp giúp Anh/ Chị chủ động thời gian phun thuốc không mất thời gian tìm nhân công do lao động nông nghiệp ngày nay rất khó tìm và mang tính thời vụ cao.

Chi tiết: Máy bay phun thuốc G600 GlobalCheck

4.2. Hiệu quả phun thuốc

Để tiêu diệt nấm hiệu quả, thuốc cần tưới đều lên cây lúa từ ngọn xuống gốc, nếu phun thủ công, hạt phun to kết hợp với việc không đều nên quá trình phun sẽ không hiệu quả, chưa kể đến việc người làm dịch vụ không làm đúng yêu cầu rất phổ biến.

Nhưng với máy bay nông nghiệp thì hoàn toàn khác, ngoài hiệu suất vượt trội dưới đây là một số đặc điểm giúp drone diệt trừ nấm khô vằn hiệu quả:

  • Tự động hóa: mọi thứ được lập trình sẵn, không ăn gian được nếu thuê dịch vụ, chuẩn xác cao nên không bị thừa hoặc thiếu thuốc.
  • Hiệu quả cao: công nghệ phun ly tâm biến nước thành sương, giúp thuốc có thể len lỏi mọi ngóc ngách cây lúa

Để tìm hiểu về kỹ thuật canh tác, những giống lúa chất lượng cũng như thiết bị công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Chọn Giống Lúa Phù Hợp Với Bà Con Thanh Hóa

Chọn giống lúa là một bước rất quan trọng, để chọn giống lúa hiệu quả chúng ta phải dựa vào rất nhiều yếu tố như:

  • Điều kiện tự nhiên
  • Mục đích trồng lúa
  • Phân tích thị trường

Bài viết sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu với điều kiện tự nhiên, mục đích trồng lúa của bà con Thanh Hóa thì giống lúa nào sẽ phù hợp

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THANH HÓA

1.1. Địa hình thanh hóa

Thanh Hóa là một tỉnh Bắc Trung Bộ với diện tích 1.114,71 km² địa hình đa dạng chia thành 3 vùng rõ rệt, cụ thể:

  • Vùng núi: địa hình đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích chạy dài từ tây sang đông, đặc điểm đồi núi Thanh Hóa là cao và có độ dốc lớn nên rất khó canh tác nông nghiệp.
  • Trung du: khu vực xen kẽ giữa đồi núi và đồng bằng và các thung lũng sông suối.
  • Đồng bằng: Tuy là tỉnh có nhiều đồi núi, nhưng với diện tích lớn nên Thanh hóa là địa phương có khu vực đồng bằng rộng lớn nhất khu vực miền trung đặc biệt đồng bằng có phù sa màu mỡ, bằng phẳng nên tiềm năng cây lúa ở Thanh hóa là rất lớn.

1.2. Khí hậu thanh hóa

Thanh Hóa có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Tuy nhiên Thanh Hóa có lượng mưa trung bình hàng năm khá cao, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10. Còn mùa nắng thì nóng ẩm và kéo dài.

Dù trải qua cơn bão số 3 nhưng lúa GS55 tại Thọ Xuân- Thanh Hóa vẫn phát triển tốt
Dù trải qua cơn bão số 3 nhưng lúa GS55 tại Thọ Xuân- Thanh Hóa vẫn phát triển tốt

1.3. Chọn giống lúa nào phù hợp điều kiện tự nhiên của Thanh Hóa?

Từ điều kiện tự nhiên và khí hậu của Thanh Hóa ta thấy, tuy là địa phương có diện tích đồi núi lớn nhưng lại sở hữu một khu vực đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng và màu mỡ, tuy nhiên địa phương lại có lượng mưa lớn nên khi chọn giống lúa chúng ta nên lưu ý một số đặc điểm như sau:

  • Thân cứng, đẻ nhánh khỏe, thấp cây giúp tăng khả năng chống chịu thời tiết.
  • Giống lúa ngắn ngày giảm rủi ro gặp thiên tai cũng như để có thời gian tái tạo đất.

II. MỤC ĐÍCH TRỒNG LÚA BÀ CON THANH HÓA

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất miền Trung, đồng thời cũng là một trong những tỉnh có diện tích lớn nhất miền Bắc vì vậy ngoài lượng lúa gạo để ăn hàng ngày Thanh Hóa cũng bán một lượng lớn lúa gạo ra thị trường, vậy lượng lúa gạo này hướng đến thị trường nào?

Theo thống kê, Lúa gạo của Thanh hóa được sản xuất với 3 mục đích chính:

  • Nguyên liệu tiêu dùng nội địa: phần lớn lúa gạo Thanh Hóa được sử dụng làm lương thực cho người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
  • Làm nguyên liệu: Một lượng rất lớn lúa gạo được làm nguyên liệu cho một số ngành như bánh, bún, phở, miến,…
  • Xuất khẩu: Thanh Hóa cũng xuất khẩu lúa gạo nhưng với một lượng khá nhỏ.

III. LÚA LAI F1- GS55 ĐỒNG HÀNH BÀ CON THANH HÓA

Từ phần Iphần II ta thấy, Thanh Hóa tuy có diện tích đồi núi lớn nhưng lại sở hữu đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng và nhiều phù sa cho thấy tiềm năng cây lúa ở địa phương là rất lớn. Tuy nhiên địa phương lại có nhiều hiện tượng thời tiết không tốt kết hợp với lúa trồng đa số để ăn và làm nguyên liệu.

Từ điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng như mục đích canh tác lúa, chúng ta thấy những giống lúa phù hợp với Thanh Hóa sẽ cần có những yêu cầu sau:

  • Năng suất tốt
  • Ngắn ngày giúp giảm thiểu thời gian gặp thời tiết xấu cũng như có thời gian cải tạo đất.
  • Thấp cây, thân cứng giúp chống đổ tốt
  • Chống chịu sâu bệnh giúp thân khỏe chống chịu thời tiết, giảm chi phí vật tư nông nghiệp
  • Lúa nguyên liệu thì khi nấu cơm không quá mềm cũng như quá cứng

Tại sao chúng tôi lại bảo giống lúa lai F1-GS555 đồng hành cùng bà con Thanh Hóa? Câu trả lời đó là GS55 đáp ứng được 5 yêu cầu trên với một giống lúa phù hợp với nhu cầu của bà con. Dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu giống lúa này.

3.1. Năng suất tốt

Giống lúa lai F1-GS55 cho năng suất trung bình 7,5 tấn/hecta, nếu Anh/ Chị thâm canh tốt có thể lên tới 14 tấn/ hecta. Bông lúa của GS55 có đặc điểm bông to, hạt sếp sít, chắc tròn.

Lúa GS55 cho hạt chắc đều và to tròn
Lúa GS55 cho hạt chắc đều và to tròn

3.2. Giống Lúa Ngắn Ngày

Giống lúa lai F1- GS55 được xem là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, cụ thể ở miền bắc thời gian sinh trưởng của GS55 như sau:

  • Vụ Mùa: từ 103 đến 106 ngày.
  • Vụ Xuân: từ 124 đến 127 ngày.

3.2. Thấp cây, đẻ nhánh khỏe

Giống lúa GS55 chỉ có chiều cao trung bình từ 108 đến 114 cm, đặc biệt chúng đẻ nhánh khỏe, chịu rét tốt

3.3. Chống chịu sâu bệnh

GS55 là giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt với một số loại sâu bệnh như: Bệnh bạc lá, khô vằn, đạo ôn, rầy nâu.

3.4. Lúa nguyên liệu

GS55 được Đại Thành hướng tới là một giống lúa phổ thông thay thế Q5 đã dần bị thoái hóa do đã tồn tại trên thị trường từ lâu, vì vậy ngoài năng suất cao gạo GS55 còn có một số đặc điểm như:

  • Hạt gạo trong, có mùi thơm nhẹ
  • Cơm không quá cứng, cũng như quá mềm.
  • Khẩu vị phổ thông nhiều người có thể ăn

Như vậy ta thấy gạo GS55 là giống dễ ăn, đặc biệt chúng không quá mềm cũng như quá cứng nên rất phù hợp để làm nguyên liệu.

IV. HỆ SINH THÁI CỦA ĐẠI THÀNH

Tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2004, đến nay đã được 20 năm, ngoài giống lúa chất lượng chúng tôi còn có cả một hệ sinh thái trong sản xuất nông nghiệp, từ giống cho đến công nghệ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp như:

3.1. Phân bón

Hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, phân bón hữu cơ sẽ dần thay thế phân bón vô cơ bởi phân bón vô cơ giá rẻ nhưng làm phát thải khí nhà kính, gây bạc màu và thoái hóa đất, còn phân bón hữu cơ vi sinh sẽ có tác dụng:

  • Cải tạo đất
  • Kích rễ
  • Tiêu diệt sinh vật có hại theo cơ chế tự nhiên

Chi tiết: Phân bón hữu cơ DTOGNfit

3.2. Sản phẩm công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Với thương hiệu GlobalCheck– Sức mạnh người dẫn đầu. Chúng tôi luôn tiên phong đưa những công nghệ mới vào trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có nhiều công nghệ là duy nhất chỉ có ở GlobalCheck.

  • Thiết bị dẫn đường tự động NX510: đây là thiết bị khi gắn lên máy nông nghiệp, chúng sẽ biến những chiếc máy cày, máy cấy thành những chiếc máy cày, máy cấy tự lái giúp giảm nhân công, tăng thời gian làm việc của máy. Đặc biệt nhờ sử dụng công nghệ định vị chính xác là cơ sở ứng dụng cơ giới hóa và tự động hóa sau này.
  • Máy bay nông nghiệp: Cũng là một trong những đơn vị tiên phong đưa drone vào trong sản xuất, đến nay chúng tôi vẫn sở hữu cho mình những dòng drone tiên tiến nhất trên thị trường, đặc biệt nhờ sở hữu hạ tầng định vị vệ tinh chính xác nên tất cả các dòng máy bay nông nghiệp của GlobalCheck đều được trang bị công nghệ này.
  • Một số công nghệ khác: ngoài 2 thiết bị chủ lực trên GlobalCheck còn có hàng loạt công nghệ khác như: thiết bị san phẳng mặt ruộng, máy cắt cỏ điều khiển từ xa,….

Để được tư vấn về giống lúa, kỹ thuật canh tác cũng như công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Nắng Nóng Ảnh Hưởng Gì Đến Cây Lúa, Giải Pháp Chống Nóng

Theo nghiên cứu trên tạp chí Earth System Science Data, trong 10 năm qua nhiệt độ trái đất đã tăng 0,26℃. Điều đáng nói do biến đổi khí hậu nhiệt độ chênh lệch mùa càng lớn tức tuy nhiệt độ trung bình tăng nhưng lại có mùa đông ngày càng lạnh và mùa nóng ngày càng gay gắt, vì vậy để đảm bảo an ninh lương chúng ta cần quan tâm vấn đề chống nóng cho cây lúa.

I. ĐẶC ĐIỂM CÂY LÚA GẶP NHIỆT ĐỘ CAO

Nhiệt độ cao ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Lúa, mỗi giai đoạn sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến từng giai đoạn phát triển của cây lúa.

Nắng nóng ảnh hưởng lớn đến chất lượng lúa
Nắng nóng ảnh hưởng lớn đến chất lượng lúa

1.1.Ảnh hưởng nhiệt độ giai đoạn đầu

Khi cây lúa gặp nhiệt độ cao giai đoạn này nó sẽ gây ra hiện tượng lão hóa sớm, điều này khiến thời gian phát triển của bao phấn ngắn lại, cản trở ống phấn phát triển điều này gây ra những vấn đề như:

  • Giảm chiều dài bông lúa.
  • Phá hủy tế bào mẹ của phấn hoa.
  • Giảm khả năng sinh sản của bông

Những ảnh hưởng trên làm giảm chất lượng và số lượng hạt trên bông dẫn đến thu nhập của người trồng lúa bị giảm.

1.2.Ảnh hưởng nhiệt độ giai đoạn đóng hạt

Trong giai đoạn này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hạt thóc cũng như trên bông lúa sẽ có nhiều hạt lép, bị hỏng khiến giá bán không được cao bằng giống lúa cùng loại khác, cụ thể chúng sẽ ảnh hưởng đến:

  • Giảm trọng lượng hạt.
  • Giảm độ đặc của gel
  • Suy giảm cấu trúc tinh bột.

Ngoài ra nếu nhiệt độ quá cao còn có thể gây cháy lá, chết cây gây thất thu cho bà con.

II. GIẢI PHÁP CHỐNG NẮNG CHO CÂY LÚA

2.1. Quản lý tưới tiêu nước

Khi thời tiết nắng nóng chúng ta luôn phải duy trì độ ẩm cho cây lúa, đặc biệt năng nóng gay gắt chúng ta phải bơm nước ngập mặt ruộng để điều hòa không khí, giảm nhiệt xung quanh cây lúa.

Nếu áp dụng nông nghiệp công nghệ cao, có hệ thống tưới tiêu tự động, chúng ta nên tưới nước vào buổi sáng và buổi tối vì thời điểm này thời tiết không quá nóng làm giảm sự bốc hơi, tận dụng tối đa lượng nước cũng như cây lúa sẽ không bị sốc nhiệt.

Xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo chất lượng lúa gạo
Xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo chất lượng lúa gạo

2.2. Chọn giống lúa chịu hạn tốt

Nếu xác định mùa vụ tới thời tiết nắng nóng khắc nghiệt Anh/ Chị nên lựa chọn những giống có khả năng chịu hạn tốt giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.

2.3. Bón phân cho cây lúa

Để chống chọi điều kiện thiên nhiên cây lúa cần có sức khỏe tốt, để làm được việc chúng ta cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng từ đó giúp cây lúa có khả năng chống chịu nắng tốt, tuy nhiên khi bón phân cho cây lúa chúng ta cần lưu ý một số đặc điểm như sau:

  • Cung cấp đủ: vì thiếu hay hay thừa phân bón đều không tốt, thiếu cây ốm yếu sức khỏe kém còn thừa phân bón làm thân mềm, tạo điều kiện sâu bệnh phát triển.
  • Bón qua lá: khi thời tiết nắng khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua rễ kém vì vậy ta có thể cung cấp chất dinh dưỡng qua lá cho cây lúa.

2.4. Phòng trừ sâu bệnh

Nghe có vẻ không liên quan, nhưng sâu bệnh nó tàn phá cây lúa làm giảm sức đề kháng dẫn đến khả năng chống chịu thời tiết kém nên không thể chịu được môi trường nhiệt độ cao.

Vì vậy chúng ta phải thường xuyên kiểm tra thăm đồng để phát hiện sớm các loại sâu bệnh từ đó có phương án phòng trừ kịp thời.

III. MỘT SỐ GIỐNG LÚA CỦA ĐẠI THÀNH

Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay chúng tôi đã có những bộ giống lúa tốt, chất lượng từ lúa thuần chất lượng cao cho đến những giống lúa lai 3 dòng F1, cho dù là lúa thuần hay lúa lai F1 thì tất cả giống lúa của Đại Thành với thương hiệu goldseed đều có những đặc điểm sau:

  • Chống chịu sâu bệnh tốt
  • Giống lúa ngắn ngày
  • Thăn cứng, để nhánh khỏe, năng suất cao

Dưới đây chúng tôi xin phép được giới thiệu hai giống lúa mang thương hiệu goldseed đại diện cho 2 phân khúc thị trường khác nhau

3.1. Giống lúa gạo phổ thông GS55

Với mục tiêu hướng tới là một giống lúa phổ thông đủ mạnh thay thế cho Q5 đã dần bị thoái hóa do đã tồn tại trên thị trường lâu năm, đặc biệt GS55 là giống lúa lai F1 nên chúng không chỉ có đặc điểm của một giống lúa phổ thông mà còn có ưu điểm giống lúa lai F1.

Vậy giống lúa lai F1 GS55 có đặc điểm gì để có thể thay thế Q5 trong tương lai gần?

  • Năng suất cao: trung bình đạt 8 tấn/hecta, nếu thâm canh cao có thể đạt 14 tấn/hecta.
  • Chống chịu sâu bệnh tốt: GS55 có khả năng kháng bệnh cao, đặc biệt với một số dòng bệnh như Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn và Rầy nâu.
  • Nhu cầu đa dạng: Khẩu vị phổ thông phù hợp với nhiều người, đặc biệt GS55 được sử dụng rộng rãi làm lúa nguyên liệu
  • Dễ chăm sóc: thân ngắn, đẻ nhánh khỏe, lá đứng.
  • Là giống lúa lai nên chống mặn tốt

Chi tiết: Giống lúa lai F1 GS55

3.2. Giống lúa lai GS999

Không giống như GS55 hướng tới thị trường phổ thông, giống lúa nguyên liệu. GS999 là giống lúa hướng tới mục tiêu xuất khẩu với chất lượng gạo thơm ngon, năng suất cao. Không những vậy GS999 là giống lúa chịu mặn tốt được trồng rất hiệu quả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của giống lúa GS999 một dòng sản phẩm hướng tới lúa gạo xuất khẩu của goldseed:

  • Giống lúa ngắn ngày: thời gian sinh trưởng chỉ từ 95 đến 120 ngày tùy mùa vụ.
  • Chất lượng gạo: trắng, thơm và mềm
  • Chống chịu sâu bệnh tốt: đặc biệt bệnh rầy nâu và đạo ôn
  • Dễ chăm sóc: đẻ nhánh khỏe, thân cứng và thấp.
  • Năng suất cao: trung bình đạt 7,5 tấn/ hecta nếu thâm canh tốt có thể lên 12 tấn/hecta.

Chi tiết: Giống lúa lai GS999

Ngoài những giống lúa chất lượng, Đại Thành còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, từ giống lúa, phân bón cho tới những công nghệ tiên tiến nhất trong sản xuất nông nghiệp như: Máy bay nông nghiệp, thiết bị dẫn đường tự động NX510, thiết bị san phẳng mặt đất,…, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Bệnh Vàng Lá Trên Cây Lúa: Cách Phòng Trừ Hiệu Quả

Bệnh Vàng Lá Trên Cây Lúa:Cách Trị Bệnh Vàng Lá Lúa

Nguyên Nhân Chính Gây Ra Bệnh Vàng Lá Trên Cây Lúa

Bệnh vàng lá trên cây lúa là một trong những vấn đề phổ biến mà nông dân thường gặp phải. Những nguyên nhân chính và những cách trị bệnh vàng lá lúa

  • Thiếu Dinh Dưỡng: Đất không đủ chất dinh dưỡng như đạm, kali, và sắt dẫn đến cây lúa không phát triển khỏe mạnh, gây vàng lá.
  • Nhiễm Nấm và Vi Khuẩn: Một số loại nấm như Fusarium spp. và vi khuẩn như Xanthomonas oryzae là nguyên nhân chính gây bệnh.
  • Điều Kiện Môi Trường Bất Lợi: Điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa nhiều, ngập úng cũng tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của bệnh.

Triệu Chứng Của Bệnh Vàng Lá

Bệnh vàng lá trên cây lúa được thể hiện rõ qua các triệu chứng rõ rệt như và nguyên nhân vàng lá lúa:

  • Triệu Chứng Ban Đầu: Lá cây lúa bắt đầu có màu vàng nhạt ở đầu lá hoặc toàn bộ lá, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp.
  • Triệu Chứng Nặng: Lá cây chuyển sang màu vàng sậm, có thể dẫn đến khô héo và rụng lá. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể lan rộng và làm giảm năng suất mùa vụ.

    Bệnh Vàng Lá Trên Cây Lúa Cách Phòng Trừ Hiệu Quả
    Bệnh Vàng Lá Trên Cây Lúa

Hướng Dẫn Khắc Phục Bệnh Vàng Lá Trên Cây Lúa

1. Kiểm Tra và Đánh Giá Tình Trạng Ruộng Lúa

Trước khi tiến hành khắc phục bệnh vàng lá, điều quan trọng nhất là phải kiểm tra và đánh giá tình trạng hiện tại của ruộng lúa. Nông dân cần chú ý:

  • Quan sát kỹ các triệu chứng: Nhận diện các lá có dấu hiệu vàng để xác định mức độ lan rộng của bệnh.
  • Kiểm tra mẫu đất và nước: Phân tích các mẫu đất và nước để xác định sự thiếu hụt dinh dưỡng hoặc sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh như nấm hoặc vi khuẩn.

2. Điều Chỉnh Chế Độ Dinh Dưỡng

Thiếu hụt dinh dưỡng cây không phát triển được là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh vàng lá. Để khắc phục:

  • Bổ sung đạm (N): Sử dụng phân bón chứa đạm để cải thiện màu xanh của lá lúa và tăng cường quá trình quang hợp.
  • Bổ sung kali (K): Kali giúp tăng sức đề kháng của cây, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và cải thiện sự hấp thu nước.
  • Cung cấp vi lượng cần thiết: Các nguyên tố vi lượng như sắt (Fe), kẽm (Zn) cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh vàng lá. 

3. Sử Dụng Giống Lúa Kháng Bệnh

Lựa chọn giống lúa để tăng kháng bệnh là một phương pháp hiệu quả cho người nông dân để phòng ngừa bệnh vàng lá. Nông dân nên:

  • Chọn giống lúa kháng bệnh: Sử dụng các giống lúa đã được chứng minh có khả năng kháng lại bệnh vàng lá.( giống lúa thuần GS666 )
  • Chuyển đổi giống cây trồng: Thay đổi giống cây trồng theo mùa để giảm thiểu sự tích lũy của tác nhân gây bệnh trong đất.

    Hạt giống lúa thuần GS666
    Hạt giống lúa thuần GS666

4. Kiểm Soát Môi Trường Ruộng Lúa

Môi trường trồng trọt có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bệnh vàng lá. 

  • Điều chỉnh hệ thống tưới tiêu: Đảm bảo ruộng lúa không bị ngập úng quá mức, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển.
  • Quản lý cỏ dại: Loại bỏ cỏ dại xung quanh ruộng lúa để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

    Kiểm tra tình trạng ruộng lúa
    Kiểm tra tình trạng ruộng lúa

5. Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Để Tăng Sự Chống Chịu Cho Lúa

Trong trường hợp bệnh đã xuất hiện, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể giúp kiểm soát và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Cần lưu ý và cách trị bệnh vàng lá lúa sao cho phù hợp.

  • Chọn thuốc phù hợp: Sử dụng các loại thuốc đặc trị cho nấm hoặc vi khuẩn gây bệnh vàng lá, chẳng hạn như thuốc trừ nấm chứa hoạt chất Triazole hoặc thuốc kháng khuẩn chứa hoạt chất Streptomycin.
  • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng: Đọc kỹ nhãn mác và tuân thủ liều lượng, thời gian phun thuốc theo khuyến cáo để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.
  • Thực hiện phun thuốc đúng kỹ thuật: Phun thuốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun khi trời mưa hoặc gió to để thuốc không bị rửa trôi và đạt hiệu quả tối đa.

6. Áp Dụng Các Biện Pháp Sinh Học Khắc Phục Bệnh Vàng Lá Trên Cây Lúa

Các biện pháp sinh học giúp kiểm soát bệnh một cách an toàn và bền vững hơn, bao gồm: ( DTONG FIT )

  • Sử dụng chế phẩm vi sinh: Áp dụng các chế phẩm sinh học có chứa vi sinh vật có lợi giúp kiểm soát vi khuẩn và nấm gây bệnh mà không gây hại cho môi trường.
  • Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ: Phân bón hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cây trồng.

    Cánh đồng sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh DTONG FIT
    Cánh đồng sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh DTONG FIT

7. Theo Dõi và Đánh Giá Sau Khắc Phục Bệnh Vàng Lá Trên Cây Lúa

Sau khi thực hiện các biện pháp khắc phục, cần thường xuyên theo dõi và đánh giá tình trạng ruộng lúa để đảm bảo bệnh được kiểm soát tốt. Nếu cần, tiếp tục điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp với tình hình thực tế để đưa ra cách trị bệnh vàng lá lúa sao cho kịp thời và nhanh chóng hiệu quả nhất.

Áp dụng công nghệ vào sản xuất nhằm cải thiện sức lao động cũng như gia tăng năng xuất.Máy bay G600 máy bay nông nghiệp, chuyên dành cho việc phun thuốc rải phân.Có tính ổn định cao,chính xác,công suất lớn.

Thông tin chi tiết sản phẩm: https://globalcheck.com.

Máy Bay Nông Nghiệp G600
Máy Bay Nông Nghiệp G600 Công Nghệ Cao

Kết Luận

Nguyên nhân vàng lá lúa ảnh hưởng do nhiều yếu tố việc khắc phục bệnh vàng lá trên cây lúa đòi hỏi một chiến lược tổng thể bao gồm kiểm tra tình trạng ruộng, bổ sung dinh dưỡng, sử dụng giống kháng bệnh, kiểm soát môi trường, áp dụng thuốc BVTV, và biện pháp sinh học. Với sự kết hợp đúng đắn của các phương pháp này, nông dân có thể kiểm soát và phòng ngừa bệnh vàng lá một cách hiệu quả, đảm bảo năng suất và chất lượng mùa vụ.

Để biết thêm nhiều thông tin cũng như biết thêm về sản phẩm công nghệ nông nghiệp. Anh/Chị vui lòng liên hệ với số điện thoại 0981858599 để được hỗ trợ cũng như tư vấn miễn phí

 

Hướng Dẫn Chăm Sóc Lúa Giai Đoạn Trổ Bông Để Đạt Năng Suất Cao

Chăm sóc lúa giai đoạn trổ bông để đạt năng suất cao nhất

Phân bón hữu cơ vi sinh DTOGN FIT từ Đại Thành Tech mang lại hiệu quả vượt trội cho cây lúa, cải thiện năng suất và chất lượng nông sản. Tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng phân bón DTOGN FIT cho cây lúa.Chăm sóc lúa giai đoạn trổ bông

Tầm quan trọng của giai đoạn trổ bông trong quá trình phát triển của cây lúa

Giai đoạn trổ bông là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong chu kỳ sinh trưởng của cây lúa. Đây là thời điểm quyết định số lượng và chất lượng bông lúa, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng hạt gạo. Việc chăm sóc đúng cách trong giai đoạn này giúp tối ưu hóa quá trình thụ phấn, đậu hạt và phát triển của hạt lúa, đảm bảo thu hoạch mùa vụ đạt hiệu quả cao nhất.

chăm sóc lúa giai đoạn trổ bông
Hướng dẫn chăm sóc lúa giai đoạn trổ bông để đạt năng suất cao nhất

Các bước chăm sóc lúa giai đoạn trổ bông

 1. Tưới nước hợp lý

Tưới nước đúng cách là yếu tố quan trọng nhất trong giai đoạn trổ bông. Cây lúa cần đủ nước để nuôi dưỡng bông và hạt, nhưng không nên tưới quá nhiều để tránh ngập úng, gây thối rễ và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

  • Thời điểm tưới: Tưới nước nhẹ nhàng khi bông lúa bắt đầu trổ, duy trì độ ẩm đất ở mức trung bình để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
  • Lượng nước: Đảm bảo mực nước trung bình trong ruộng luôn ở trạng thái  duy trì ở mức 2-3 cm để cung cấp đầy đủ độ ẩm cho cây mà không gây ngập úng.

 2. Bón phân đúng cách

Bón phân trong giai đoạn trổ bông giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa, giúp hạt phát triển đầy đủ và chất lượng.

  • Loại phân: Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh như DTOGN FIT hoặc phân bón chuyên dụng cho cây lúa. Phân bón hữu cơ vi sinh giúp cải thiện đất và cung cấp dinh dưỡng bền vững cho cây.
  • Thời điểm bón: Bón phân khi lúa đang trong giai đoạn bắt đầu trổ bông và sau khi bông đã trổ đều hết  để đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng trong suốt giai đoạn phát triển.
  • Liều lượng: Bón với liều lượng 100-150 kg/ha tùy thuộc vào tình trạng đất và cây lúa.

    chăm sóc lúa giai đoạn trổ bông
    Giống lúa GS666. giai đoạn đổ đòng

 3. Phòng trừ sâu bệnh hại

Giai đoạn trổ bông rất dễ bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh, đặc biệt là các loài sâu đục thân, rầy nâu, và bệnh đạo ôn. Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời sẽ giúp bảo vệ cây lúa và tăng năng suất.

  • Theo dõi thường xuyên: Kiểm tra ruộng lúa hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh.  Đặc biệt chú ý đến lá, bông, và gốc cây để phát hiện sớm các bệnh gây hại.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Chọn thuốc trừ sâu và bệnh phù hợp, ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để giảm thiểu tác động gây hại  đến môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.
  • Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch tự nhiên như bọ rùa, kiến ba khoang để kiểm soát sâu bệnh một cách tự nhiên.

 4. Quản lý cỏ dại. Chăm sóc lúa giai đoạn trổ bông

Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất cây trồng. Trong giai đoạn trổ bông của cây lúa, việc quản lý cỏ dại đóng vai trò rất quan trọng.

  • Làm cỏ bằng tay: Nếu diện tích ruộng nhỏ, có thể làm cỏ bằng tay để loại bỏ cỏ dại xung quanh cây lúa.
  • Sử dụng thuốc trừ cỏ: Với diện tích lớn, có thể sử dụng thuốc trừ cỏ chọn lọc, lưu ý chọn loại thuốc phù hợp với giai đoạn phát triển của cây lúa và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Máy Bay Phun Thuốc G600: Đây là thiết bị hiện đại được sử dụng để phun thuốc bảo vệ thực vật và phân bón lên cây trồng một cách tự động và chính xác.Đây là một cách chăm sóc lúa hiệu quả. Với khả năng bay trên cao và phun thuốc đều, máy bay G600 giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu lượng thuốc sử dụng và đảm bảo an toàn cho người nông dân.

Một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc lúa giai đoạn trổ bông

  • Tránh tác động mạnh: Hạn chế đi lại nhiều lần  trên ruộng lúa trong giai đoạn này để tránh làm tổn thương bông và hạt.
  • Điều chỉnh chế độ nước: Điều chỉnh mực nước kịp thời sau mưa lớn để tránh ngập úng, gây hại cho cây lúa.
  • Ghi chép tình trạng ruộng lúa: Ghi chép lại các bệnh gây hại và  biện pháp đã thực hiện, tình trạng cây lúa và sâu bệnh để có thể điều chỉnh kịp thời các biện pháp để chăm sóc lua một cách tốt nhất.

 Kết luận

Chăm sóc lúa ở giai đoạn trổ bông đòi hỏi sự quan tâm,  tính tỉ mỉ và chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo cho cây lúa phát triển tốt  đạt được năng suất cao và chất lượng hạt ổn định. Việc tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và quản lý cỏ dại đúng cách sẽ giúp bảo vệ cây lúa khỏi các yếu tố bất lợi và tối ưu hóa sản lượng mùa vụ. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh như DTOGN FIT từ Đại Thành Tech cũng là một lựa chọn hiệu quả để đảm bảo sự phát triển bền vững cho cây trồng.