Sự khác biệt giữa các mùa vụ và đặc điểm lúa Đông Xuân tại việt Nam
Ngành sản xuất lúa tại Việt Nam được xem là ngành nông nghiệp chính. Vậy hiện nay Việt Nam có bao nhiêu vụ lúa trong năm? Những mùa vụ này có khác biệt gì trong kỹ thuật canh tác giữa các miền khác nhau hay không? Có nhiều thông tin nói rằng lúa Đông Xuân là vụ lúa chính trong năm. Vậy lúa Đông Xuân là vụ lúa như thế nào? Đặc điểm lúa Đông Xuân có khác gì với các mùa lúa khác? Trong bài viết này, Công ty cổ phần Đại Thành sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về tất cả mùa lúa cũng như đặc điểm lúa Đông Xuân ở các khu vực sản xuất lúa của Việt Nam.
Sự phân chia mùa vụ giữa các miền
Nước ta phân chia mùa vụ dựa vào sự phân hóa khí hậu từ Bắc đến Nam. Và hiện nay, các khu vực canh tác lúa chính bao gồm khu vực Đồng bằng sông Hồng; khu vực Duyên hải miền Trung; khu vực Đông Nam Bộ; và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Các mùa lúa tại khu vực Đồng bằng sông Hồng
Khí hậu tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh thành thuộc phía Bắc Việt Nam phân chia 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do đó, nhà nông Bắc Bộ canh tác chủ yếu 2 vụ lúa chính: vụ Chiêm Xuân và vụ Mùa.
Vụ Chiêm Xuân bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 hàng năm. Thời gian gieo cấy trễ nhất là vào đầu tháng 11. Mùa vụ làm trong mùa khô và lạnh. Đầu vụ sẽ gặp gió rét đông, cuối vụ gặp nóng. Vì vậy nhà nông cần chọn giống có khả năng chịu rét tốt và chủ động cung cấp nước cho đồng ruộng.
Vụ Mùa tại Bắc Bộ bắt đầu gieo sạ sớm vào cuối tháng 5 và thu hoạch vào những tuần giữa tháng 11. Bên cạnh vụ mùa sớm, nông dân Bắc Bộ còn có vụ Mùa trung và Mùa muộn tùy thuộc vào sự biến đổi khí hậu. Vụ Mùa sớm thường sử dụng lúa ngắn ngày; còn Mùa muộn thường sử dụng lúa có thời gian sinh trưởng trên 120 ngày.
>>Xem thêm:
- Top 3 các giống lúa cho năng suất cao, chống sâu bệnh cực tốt 2023
- Hướng dẫn sử dụng chế phẩm và phân bón hữu cơ vi sinh DTOGNfit cho canh tác lúa
- Vụ Hè Thu & Kỹ thuật chăm sóc lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao
- Phương pháp trừ sâu cuốn lá trên lúa triệt để trong vụ Đông Xuân
Các mùa lúa tại khu vực Duyên hải miền Trung
Tại khu vực Duyên hải miền Trung có 3 vụ chính trong năm: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Mùa.
Vụ Đông Xuân bắt đầu vào cuối tháng 10 và kết thúc mùa vụ vào tháng 4 ( tháng 3 âm lịch) nên còn được gọi là vụ ba. Vụ Hè Thu gieo hạt từ cuối tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng 9 ( tháng 8 âm lịch) nên còn được gọi là vụ tám. Vụ Mùa hay vụ mười thường canh tác từ cuối tháng 5 đến tháng 11 ( tháng 10 âm lịch).
Khu vực Duyên hải miền Trung có địa hình dốc và khí hậu phân hóa hai rõ rệt bên sườn núi. Do đó, canh tác phân chia thành hai vùng: vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ có thời tiết khá giống miền Bắc; vùng đồng bằng ven biển Trung bộ và nam Trung Bộ phân chia hai mùa mưa và nắng. Do đó, thổ nhưỡng và lượng mưa là hai yếu tố chính quyết định thời vụ tại khu vực này.
Các mùa lúa tại khu vực Đông Nam Bộ
Khu vực Đông Nam Bộ có 3 mùa lúa chính hằng năm: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Mùa. Tuy nhiên lịch thời vụ tại khu vực này khác so với khu vực Duyên hải miền Trung.
Vụ Đông Xuân thường gieo cấy trễ, khoảng từ tháng 12 để tránh mưa bão. Vụ Hè Thu bắt đầu vào cuối tháng 4, tháng 5 hàng năm. Và vụ Mùa gieo hạt vào khoảng tháng 7, tháng 8. Riêng vụ Mùa còn tùy thuộc vào lịch dự báo mưa và có thể tùy chỉnh linh hoạt.
Các mùa lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Hiện nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa trong 3 vụ chính: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Mùa.
Vụ Đông Xuân thường sử dụng lúa ngắn ngày, có sức sống mạnh và có khả năng chiệu lạnh tốt. Mùa vụ thường bắt đầu tháng 11, tháng 12 vào cuối mùa mưa; và thu hoạch vào đầu tháng 4. Vụ Hè Thu cũng sử dụng lúa ngắn ngày và thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào giữa tháng 8. Vụ Mùa gieo hạt vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5, 6 và thu hoạch vào tháng 11.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều kiện khí hậu rất thuận lợi trong việc sản xuất lúa. Thổ nhưỡng tại khu vực này có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đồng thời có hệ thống sông ngòi dày đặc, lượng nước ngọt dồi dào. Ngoài ra, diện tích canh tác tại khu vực này khá lớn và tương đối bằng phẳng, phần lớn dùng để canh tác lúa.
Nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ và khi hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp, đặc biệt cho sản xuất lúa gạo.
Xem thêm: Lịch xuống giống lúa Đông Xuân 2021-2022
Để tham khảo thêm các giống lúa chịu rét tốt. Hoặc bạn có thể liên hệ Hotline: 0981858599 để được tư vấn về công nghệ nông nghiệp thế hệ mới.