Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay – Robot phun thuốc RG150

Sâu hại chính là vấn đề được nhiều nhà nông quan tâm. Vậy để loại bỏ những ổ bệnh, sâu hại trên cây cam một cách hiệu quả thì cần nắm rõ một số thông tin, cách phát hiện và phòng trừ sâu hại trên cây cam một cách cụ thể.

Hiện nay, diện tích trồng cây có múi ở nước ta chiếm tỷ lệ lớn. Trong đó, cây cam là loài cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều bà con. Việt Nam có rất nhiều các giống cam nổi tiếng như cam sành, cam vinh, cam cao phong…

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 1
Cơ bản về tính chất sinh học và cách trồng, các loại sâu bệnh là gần giống nhau. Chúng làm chất lượng nông giảm giảm đáng kể, cũng như làm thiệt hại về giá trị kinh tế cho nhà vườn. Do đó, nông dân cần có biện pháp thích hợp để phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Hạn chế sâu bệnh hại lan rộng khó kiểm soát. Sau đây là các loại sinh vật gây hại chủ yếu trên cây cam và cách phòng trừ chúng hiệu quả.

Biểu hiện và cách phòng trừ các loại sâu hại trên cây cam

SÂU VẼ BÙA

Sâu vẽ bùa có tên khoa học là Phyllocnistis citrella Stainton. Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm; Tuy nhiên tập trung gây hại mạnh vào tháng 7,8,9 do thời điểm thuận lợi đâm chòi nhiều đọt non. Nguồn thức ăn dồi dào tạo điều kiện thuận lợi để sâu gây hại phát triển. Nhiệt độ thuận lợi khiến chúng sinh sôi là khoảng 23 – 29oC, độ ẩm từ 85 – 90%.

Biểu hiện sâu vẽ bùa hại cây cam

Sâu vẽ bùa thường gây hại trên các chồi và lá non. Sâu đục dưới lớp biểu bì lá, ăn phần mô mềm trong lá, ăn đến đâu biểu bì lá phồng đến đấy gây ra những dường ngoằn ngoèo.

Các vết thương do sâu, to nên trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển. Sự phá hại của sâu làm cho lá co cúm, quăn queo, hạn chế quang hợp; ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 2

 

Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ được sâu vẽ bùa hiệu quả cần lưu ý đến việc cắt tỉa cành. Cắt tỉa cành đồng loạt sẽ giúp đọt non ra đồng loạt giúp kiểm soát sâu vẽ bùa hiểu quả cao nhất. Nếu để đọt ra rải rác sẽ rất khó kiểm soát.

Kiểm soát phòng trừ sâu vẽ bùa bằng cách sử dụng Robot nông nghiệp RG150 kết hợp với loại thuốc đặc trị khi đọt non mới nhú bằng hạt gạo. Điều này giúp ngăn ngừa và hạn chế sức tấn công của sâu vẽ bùa. Ngoài ra, cần phải thường xuyên theo dõi quan sát thăm vườn bảo vệ các đợt đọt non, phát hiện sâu bệnh kịp thời để có hướng giải quyết.

BỌ XÍT XANH

Thuộc loài bọ xít có màu xanh, vai nhô sang hai bên thành 2 cái gai dài. Bỏ trứng cái đẻ trứng trên đọt non. Sâu non xuât hiện và hút nhựa ở các chồi non. Lớn lên sâu đâm vòi vào hút nhựa kể cả trái non, to và chín.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 3

 

Biểu hiện bọ xít xanh hại cây cam

Trái cam nhỏ khi bị hút nhựa sẽ chuyển màu vàng, bị chai cứng và rụng sớm. Đối với trái cam lớn bị bọ xít xanh gây hại có thể bị thối và rụng sau đó.

Biện pháp phòng trừ

Nhà nông cần thăm vườn thường xuyên, kiểm tra phía dưới phiến lá để phát hiện ổ bọ sớm. Diệt các ổ bọ xít xanh vừa nở đồng thời dùng vợt bắt con trưởng thành vào buổi sáng. Đồng thời kết hợp thuốc đặc trị với phân bón lá để phun liên tiếp hai lần cách nhau 3 ngày.

Do ổ bọ phía dưới biến lá nên bà con cần có kỹ thuật phun phù hợp để diệt trừ triệt để bọ xít xanh. Hạn chế tái phát sinh làm chúng kháng thuốc và khó tiêu diệt.

NHỆN ĐỎ

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 4

 

Nhện đỏ gây hại cây cam có tên khoa học là Panonychus citri, thuộc họ nhện chăng tơ (Tetranychoidea), bộ ve bét (Acariana). Chúng vòng đời ngắn (10-15 ngày) nên mật số tăng rất nhanh nhất là trong điều kiện khô hạn. Chúng có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây.

Biểu hiện nhện đỏ hại cây cam

Khi gây hại trên lá sẽ có những chấm nhỏ li ti. Khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc hoặc vàng, biến dạng. Sau đó có thể bị khô và rụng. Khi mật số nhện cao, cành non cũng bị làm cho khô và chết.

Nhện đỏ lan truyền từ cành này qua cành khác, cây này qua cây khác nhờ những sợi tơ; gió và các dụng cụ; người làm vườn. Nhện đỏ thường tập trung ở cả mặt trên và dưới lá, cắn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây.Từ đó, làm giảm khả năng quang hợp, tăng thoát hơi nước và giảm sự phát triển của cây.

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 5

 

Đối với trái, nhện đỏ thường sống tập trung ở phần lõm (cuống trái, đáy trái). Nhện chích hút dịch ở lớp biểu bì trái non làm vỏ trái bị biến màu. Các vết thương khô lại tạo nên những vết sần sùi gọi là da lu, da cám. Ảnh hưởng đến mẫu mã của trái.

Biện pháp phòng trừ

Trồng cam với khoảng cách thích hợp, không nên trồng quá dầy làm cho vườn bị um tùm rậm rạp. Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu.

Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng. Có thể tiến hành tưới nước theo kiểu phun mưa để rửa trôi nhện bám trên các bộ phận của cây.

Để xử lý vườn cây thường bị nhện gây hại nặng thì cứ mỗi đợt cây ra đọt, lá non nên phun xịt thuốc đặc trị nhện đỏ 1 khi cây vừa nhú đọt non, lần 2 khi đọt non ra rộ và lần 3 khi lá non bước sang giai đoạn bánh tẻ. Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc cao, nên sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để ngăn nhện hình thành tính kháng.

Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non khoảng 1-2 tháng tuổi, ít khi trái bị rụng nhưng thường làm cho vỏ trái sần sùi như cám, nên thường gọi là trái da cám, làm giảm giá trị thương phẩm.

RẦY MỀM, RẦY CHỔNG CÁNH

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 6

 

Rầy mềm thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển.

Biểu hiện rầy mềm, rầy chổng cánh hại cây cam

Tác hại của rầy chổng cánh trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non, làm đọt non bị chết.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 7

 

Tập quán sinh song của rầy chổng cánh. Gây hại trên tất cả các cây trong họ cam. Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác chủ yếu nhờ gió. Xuất hiện nhiều vào lúc cây ra đọt non.

Biện pháp phòng trừ

Rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một số thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa; ong ký sinh và nấm.

Trồng cây chắn gió bao chung quanh vườn để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến, vành đai chắn gió có thể là các loại cây như: dương, bình linh lá. Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung, để xịt thuốc trừ rầy.

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời. Nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn.

Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá trong vườn đem tiêu hủy đẻ loại trừ nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe. Trước khi hủy, xịt thuốc để loại trừ rầy chổng cánh bay sang các cây khác lân cận đó.

Sử dụng Robot nông nghiệp RG150 cách phun thuốc hợp lý. Cần phun nhanh khi cây ra đọt non 1-2 cm. Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến. Phun tập trung vào các đợt đọt non.

Biện pháp hiệu quả phun thuốc trừ sâu hại trên cây cam

Khi phát hiện sâu bệnh đã đến ngưỡng phun trừ, bà con nông dân phải sử dụng biện pháp tối ưu để kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của chúng.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 8

 

RG150 với sứ mệnh chăm sóc khu vườn của bạn sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ này. Với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với việc phun thủ công, robot RG150 giúp giải quyết được rất nhiều thực trạng khi phun thuốc thủ công sau đây:

Bảo vệ sức khỏe cho người phun thuốc

Các nghiên cứu y tế chỉ ra rằng những người thường xuyên phun thuốc bảo vệ thực vật mắc các bệnh lý về hô hấp, tim mạch và đặc biệt là ung thư khi thực hiện bằng phương pháp phun thuốc thủ công, người nông dân kéo dây tới tưới từng gốc.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 9

 

Nhờ việc chuyển sang sử dụng xe phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa, nhà nông chủ yếu chỉ cần quan sát và điều khiển từ xa, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với thuốc hóa học. Qua đó tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Nhiều người cho rằng việc đầu tư công nghệ cao vào thiết bị hiện đại rất tốn kém. Tuy nhiên thực tế lại đang chứng minh điều ngược lại, nhiều mô hình đã thành công khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất trong những năm gần đây.

Với việc phun thủ công, trung bình 1ha bỏ ra 1000L mỗi lần phun, phải mất chi phí nhân công khoảng 400 đến 500 ngàn đồng. Chưa kể với việc phun trong thời gian rất lâu, số tiền bỏ ra cho thuốc và nhân công rất lớn để kịp thời ngăn chặn sâu hại.

Ngược lại, RG150 tiết kiệm một lượng nước khá lớn so với phun truyền thống. Nông dân chỉ mất 80-100L/1 Ha trong thời gian ngắn. Với ưu điểm nhanh và độ chính xác cao, người sử dụng chỉ cần lập trình 1 lần, robot sẽ theo đúng trình tự bản đồ tự động di chuyển phun thuốc. Công nghệ ly tâm từ 2 vòi phun hoạt động 360⸰ liên tục đều đặn; di chuyển đến đâu thuốc thấm đều đến đó.

 

Hiệu quả tối ưu trong phòng chống sâu hại

Về mặt hiệu quả, phun thuốc tự động các bệnh về lá cho kết quả tích cực hơn.

Ở cây cam, đa phần những loại sâu hại gây bệnh về lá chủ yếu tấn công vào các đọt lá non vừa mới ra. Nếu đúng thời điểm này chúng ta phun thuốc phòng ngừa thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều so với để chậm vài ngày.
Nếu như phun thủ công, rất khó chủ động được thời điểm phun thuốc. Hơn nữa việc phun lại phụ thuộc hoàn toàn vào người đi phun, rất dễ xảy ra tình trạng thiếu sót hoặc phun không đồng đều, chỗ thừa, chỗ thiếu. Còn khi phun tự động, chúng ta hoàn toàn chủ động được thời điểm phun, việc phun cũng đều và mịn hơn. Nhờ đó mà hiệu quả phòng trừ sâu hại cũng cao hơn.

Kiểm soát được hàm lượng thuốc BVTV

Các tiêu chuẩn kỹ thuật, nhất là tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc BVTV là một thước đo vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 10

 

Sử dụng RG150 phun thuốc trừ sâu hại trên cây cam, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát được liều lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngay từ khi cây còn nhỏ cho tới lúc thu hoạch đã có thể tính toán liều lượng cần thiết cho từng cây, nhân lên cho cả vườn và nhờ hệ thống phun chính xác đúng lượng thuốc trên.

Việc phun thuốc trong thời gian ngắn và chủ động được thời gian phun cũng giúp bảo vệ môi trường, ít tác động tới cộng đồng xung quanh hơn.

Hỗ trợ vận chuyển cam khi thu hoạch

Một tính năng hỗ trợ cho nhà vườn chính là vận chuyển tải vật tư, nông sản khi vô vụ thu hoạch. Một con số đáng để nhà vườn đầu tư, khi tải trọng lên đến 150kg.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 11

 

Như vậy, trên đây là những lợi ích của công nghệ nông nghiệp – Robot không người lái RG150 phun thuốc trừ sâu hại cho cây cam mang lại. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể tham khảo thông tin RG150; hoặc nhờ tư vấn bởi những chuyên gia của công ty cổ phần Đại Thành.

Cách phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả

Cách phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả

Tuy khá dễ trồng nhưng xoài cũng là loại cây dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Nên bà con cần tìm hiểu kỹ việc phòng trừ bệnh trên cây xoài để đạt năng suất cao nhất.

Tổng quan về cây xoài

Việt Nam là thiên đường về quả  cây. Mùa hè là lúc những “thiên đường” quả  cây miệt vườn đang đà chín rộ, trong đó có “xoài”. Xoài trong những loài cây ăn quả xứ nhiệt đới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở VIệt Nam cho giá trị kinh tế cao.

Với khả năng thích nghi và chịu hạn tốt nên xoài được trồng rộng rãi để loài cây che bóng, trang trí không gian vườn có giá trị thẫm mỹ. Ở mỗi vùng miền, quả có nét đặc trưng riêng, quả  xoài của miền Nam tương đối to còn miền Bắc thì nhỏ hơn.

Vào độ hè đến, hoa xoài mọc thành chùm có màu trắng, nở khắp khu vườn. Qủa xoài có hình thuôn dài khi chưa chín màu xanh và khi chín vỏ sẽ chuyển sang màu vàng. Mùa hè là mùa xoài ngon nhất, quả to chín đượm thơm cả góc nhà.

Những loại bệnh trên cây xoài thường gặp

Bài viết sau đây sẽ liệt kê những bệnh thường gặp ở cây xoài. Đồng thời  mang đến những giải pháp để phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả. Mang đến những quả  xoài ngon, ngọt cho khách hàng, chinh phục những thị trường khó tính.

  1. Bệnh thán thư (Tên khoa học: nấm Colletotrichum gloeosporioides)

Thán thư là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây xoài. Xuất hiện gây hại trên xoài ở hầu hết các tháng trong năm. Thán thư thường phát tán và gây hại trong mùa mưa hoặc những lúc đêm có sương. Bào tử nấm có thể mọc mầm lây lan rộng sau 6 giờ trong giọt nước. Có những năm bệnh đã trở thành dịch lớn ở các địa phương trồng xoài, gây thất thu lớn cho các nhà vườn.

Nấm bệnh tấn công cành non, lá non, hoa và quả . Trên hoa, bệnh làm rụng hoa và hư phát hoa. Ở lá, đốm bệnh màu xám nâu, tròn hay góc cạnh, tạo đốm cháy lá và rách lá, cuối cùng lá bị rụng. Trên quả , bệnh lúc đầu chỉ xuất hiện các chấm nâu nhỏ, sau đó phát triển thành các đóm, vệt thối đen lõm xuống vỏ quả  làm quả  bị chín háp hoặc hư hỏng khi tồn trữ (nếu nhiễm muộn).Cách phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả 1

  1. Bệnh thối quả , khô đọt (Tên khoa học: nấm Diplodia natalensis)

Ngoài ra, bệnh thường tấn công quả chín trong giai đoạn tồn trữ hay vân chuyển, làm thối phần thịt quả  nơi gần cuống quả hoặc những nơi có phần vỏ quả bị trầy. Khi thu hoạch quả không chừa cuống, bệnh rất dễ xâm nhập và lây lan. Chỉ sau 2-3 ngày, bệnh lây lan với tốc độ nhanh, nhất là khi gặp điều kiện ẩm.  Trên nhánh đọt bị các đốm sậm màu, lan dần trên các cành non, cuống lá, làm lá bị biến màu nâu.

Phần giữa có các vết đen là những ổ nấm; vết bệnh có màu xám tro. Vết bệnh ở lá có hình bầu dục hay biến dạng, khi lan rộng sâu vào cuống lá làm chóp lá bí cháy khô. Bệnh này tấn công trên lá và bề mặt da sâu vào thịt quả qua vết thương hay vùng tiếp xúc.

Trên lá, đốm bệnh có hình bầu dục to, màu nâu nhạt, tâm sáng trắng có thể làm rách lá. Trên quả, bệnh làm thành vùng nhiễm có màu nâu đen, vùng nhiễm bệnh nhăn nheo.Cách phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả 23. Bệnh cháy lá (Tên khoa học: nấm Macrophoma mangiferae).

Trong điều kiện mùa khô có thể thấy các ổ nấm màu đen trên bề mặt vết bệnh. Những lá bệnh có thể không rụng và còn tồn tại dai dẳng trên cây bệnh. Bệnh không gây nguy hại nhiều cho cây, tuy nhiên cũng không nên chủ quan.

Bệnh phát triển nặng trong mùa mưa, gây hại cả lá, nhánh và quả. Những đốm bệnh lúc đầu nhỏ như đầu kim, sau đó lan rộng. Chúng thường xuất phát từ mép lá, chóp lá đi vào; sau đó chúng lớn nhanh đường kính từ 5 mm trở lên,. Màu sắc của chúng thay đổi đậm dần khi phát triển nặng. Ban đầu màu vàng sau lớn dần có màu nâu nhạt, sau chuyển thành màu nâu đậm, có viền màu tím sậm có màu nâu xám.

Ngoài ra trên cây xoài còn bị một số bệnh hại khác như: Bệnh bồ hóng; Bệnh phấn trắng; bệnh đốm vi khuẩn và bệnh da ếch… Chính vì vậy người nông dân cần phải hết sức lưu ý tình hình của cây qua mỗi giai đoạn để kịp thời xây dựng phương án phòng trừ dịch bệnh.

Cách phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả 3

Ngày nay, khi thời kì chuyển đổi số trở thành xu hướng chung trong tất cả các lĩnh vực. Nông nghiệp cũng sôi nổi hòa nhập vào làn sóng này. Cụ thể, nhiều mô hình trồng trọt công nghệ cao giúp năng suất từ 10 – 15% so với mô hình truyền thống. Công việc trồng trọt và chăn nuôi khi áp dụng kĩ thuật trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Cách phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả cao

– Đất trồng:

Trong trồng trọt đất trồng luôn là yếu tố quyết định cho việc sinh trưởng và phát triển của cây. Đất tốt thì mới cho năng suất cao. Cần quan sát tình trạng đất thường xuyên trong khu vườn để kịp thời cải tạo hay bồi đắp thêm các chất dinh dưỡng phù hợp.

– Khoảng cách:

trồng cây với khoảng cách hợp lý; tỉa bớt cành lá vô hiệu để tránh che rợp. Hạn chế tình trạng nhánh dày giữa các cây; tạo điều kiện cho bệnh trên cây xoài phát triển mạnh trong độ ẩm cao.

– Thường xuyên quan sát tình trạng vườn, cắt bỏ và tiêu hủy sớm tất cả các cành bị nhiễm bệnh rất quan trọng. Việc vệ sinh vườn thoáng mát tránh sự lây lan của bệnh. Kết hợp sử dụng máy bay viễn thám để theo dõi tình trạng ngày của vườn sẽ giúp người dân dễ dàng phát hiện các dấu hiệu sâu bênh ẩn nấp mà mắt thường khó có thể quan sát được.

– Khi bệnh xuất hiện, nên xử lý bằng thuốc hóa học để tránh việc lan rộng của bệnh. Có thể dùng các loại thuốc phù hợp theo sử chỉ định từ nhà phân phối và các chuyên gia để phun xịt. Với những tán cây cao, khi bệnh xuất hiện sẽ rất khó điều trị. Nhiều khu vườn trở nên thất mùa vì độ lây lan từ trên cao dẫn đến trường hợp không thể kiểm soát.

Diệt trừ bệnh trên cây xoài bằng máy bay P-Globalcheck

Để giải quyết những bệnh hại ẩn nấp trên cao, máy bay nông nghiệp P-Globalcheck sẽ thay thế bàn tay con người diệt bệnh. Với chế độ bay xoắn ốc, lượng thuốc phun ra sẽ tản đều thẩm sâu vào trong các tán lá, ngọn cây cao nhất đê diệt trừ bệnh ẩn sâu trong những tán cao.

trẻ hóa nông nghiệpChăm sóc cây xoài bằng xe phun thuốc RG150

Khi bạn sở hữu một khu vườn xoài rộng lớn. Để tiết kiệm thời gian , việc lựa Robot RG150 chăm sóc các vườn cây ăn trái chính là giải pháp ưu việt. Trươc đây, tại Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều xe phun thuốc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập.

Xe phun thuốc RG150 khi ra đời  dựa trên nền tảng xe phun thuốc. Xe RG150 được tích hợp thêm các chức năng mới và cấu tạo bền vững chắc chắn hơn. Xe thực hiện phun hoàn toàn tự động và chính xác, với hiệu suất hoạt động tối đa lên đến 5,3 ha/giờ. Phun tự động theo bản đồ sẵn có: Bằng cách sử dụng bản đồ địa hình do máy bay viễn thám. Hoạt động mạnh mẽ trên từng ngõ ngách của khu vườn. Ngoài khả năng phun thuốc, xe RG150 được sử dụng để gieo hạt; bón phân. Thực hiện bón phân cho cả loại phân vô cơ, hữu cơ hay phân nhớt.

RG150 còn có thể vận chuyển được vật tư nông nghiệp với tải trọng lớn lên đến 150kg. Tận dụng hỗ trợ vào mùa thu hoạch, người dân trông xoài sẽ đỡ vất vả hơn.

Cách phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp. Với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái; Robot nông nghiệp; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Thuốc trừ cỏ hữu cơ DTOGNHBC; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: contact@daithanhtech.comcskh@daithanhtech.com