Sự khác biệt giữa các mùa vụ và đặc điểm lúa Đông Xuân tại việt Nam

Ngành sản xuất lúa tại Việt Nam được xem là ngành nông nghiệp chính. Vậy hiện nay Việt Nam có bao nhiêu vụ lúa trong năm? Những mùa vụ này có khác biệt gì trong kỹ thuật canh tác giữa các miền khác nhau hay không? Có nhiều thông tin nói rằng lúa Đông Xuân là vụ lúa chính trong năm. Vậy lúa Đông Xuân là vụ lúa như thế nào? Đặc điểm lúa Đông Xuân có khác gì với các mùa lúa khác? Trong bài viết này, Công ty cổ phần Đại Thành sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về tất cả mùa lúa cũng như đặc điểm lúa Đông Xuân ở các khu vực sản xuất lúa của Việt Nam.

Sự phân chia mùa vụ giữa các miền

Nước ta phân chia mùa vụ dựa vào sự phân hóa khí hậu từ Bắc đến Nam. Và hiện nay, các khu vực canh tác lúa chính bao gồm khu vực Đồng bằng sông Hồng; khu vực Duyên hải miền Trung; khu vực Đông Nam Bộ; và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Các mùa lúa tại khu vực Đồng bằng sông Hồng

Sự khác biệt giữa các mùa vụ và đặc điểm lúa Đông Xuân tại việt Nam 1

Khí hậu tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh thành thuộc phía Bắc Việt Nam phân chia 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do đó, nhà nông Bắc Bộ canh tác chủ yếu 2 vụ lúa chính: vụ Chiêm Xuân và vụ Mùa.

Vụ Chiêm Xuân bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 hàng năm. Thời gian gieo cấy trễ nhất là vào đầu tháng 11. Mùa vụ làm trong mùa khô và lạnh. Đầu vụ sẽ gặp gió rét đông, cuối vụ gặp nóng. Vì vậy nhà nông cần chọn giống có khả năng chịu rét tốt và chủ động cung cấp nước cho đồng ruộng.

Vụ Mùa tại Bắc Bộ bắt đầu gieo sạ sớm vào cuối tháng 5 và thu hoạch vào những tuần giữa tháng 11. Bên cạnh vụ mùa sớm, nông dân Bắc Bộ còn có vụ Mùa trung và Mùa muộn tùy thuộc vào sự biến đổi khí hậu. Vụ Mùa sớm thường sử dụng lúa ngắn ngày; còn Mùa muộn thường sử dụng lúa có thời gian sinh trưởng trên 120 ngày.

>>Xem thêm:

Các mùa lúa tại khu vực Duyên hải miền Trung

Sự khác biệt giữa các mùa vụ và đặc điểm lúa Đông Xuân tại việt Nam 2

Tại khu vực Duyên hải miền Trung có 3 vụ chính trong năm: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Mùa.

Vụ Đông Xuân bắt đầu vào cuối tháng 10 và kết thúc mùa vụ vào tháng 4 ( tháng 3 âm lịch) nên còn được gọi là vụ ba. Vụ Hè Thu gieo hạt từ cuối tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng 9 ( tháng 8 âm lịch) nên còn được gọi là vụ tám. Vụ Mùa hay vụ mười thường canh tác từ cuối tháng 5 đến tháng 11 ( tháng 10 âm lịch).

Khu vực Duyên hải miền Trung có địa hình dốc và khí hậu phân hóa hai rõ rệt bên sườn núi. Do đó, canh tác phân chia thành hai vùng: vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ có thời tiết khá giống miền Bắc; vùng đồng bằng ven biển Trung bộ và nam Trung Bộ phân chia hai mùa mưa và nắng. Do đó, thổ nhưỡng và lượng mưa là hai yếu tố chính quyết định thời vụ tại khu vực này.

Các mùa lúa tại khu vực Đông Nam Bộ

Khu vực Đông Nam Bộ có 3 mùa lúa chính hằng năm: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Mùa. Tuy nhiên lịch thời vụ tại khu vực này khác so với khu vực Duyên hải miền Trung.

Vụ Đông Xuân thường gieo cấy trễ, khoảng từ tháng 12 để tránh mưa bão. Vụ Hè Thu bắt đầu vào cuối tháng 4, tháng 5 hàng năm. Và vụ Mùa gieo hạt vào khoảng tháng 7, tháng 8. Riêng vụ Mùa còn tùy thuộc vào lịch dự báo mưa và có thể tùy chỉnh linh hoạt.

Các mùa lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Hiện nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa trong 3 vụ chính: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Mùa.

Vụ Đông Xuân thường sử dụng lúa ngắn ngày, có sức sống mạnh và có khả năng chiệu lạnh tốt. Mùa vụ thường bắt đầu tháng 11, tháng 12 vào cuối mùa mưa; và thu hoạch vào đầu tháng 4. Vụ Hè Thu cũng sử dụng lúa ngắn ngày và thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào giữa tháng 8. Vụ Mùa gieo hạt vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5, 6 và thu hoạch vào tháng 11.

Sự khác biệt giữa các mùa vụ và đặc điểm lúa Đông Xuân tại việt Nam 3

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều kiện khí hậu rất thuận lợi trong việc sản xuất lúa. Thổ nhưỡng tại khu vực này có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đồng thời có hệ thống sông ngòi dày đặc, lượng nước ngọt dồi dào. Ngoài ra, diện tích canh tác tại khu vực này khá lớn và tương đối bằng phẳng, phần lớn dùng để canh tác lúa.

Nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ và khi hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp, đặc biệt cho sản xuất lúa gạo.

Xem thêm: Lịch xuống giống lúa Đông Xuân 2021-2022

Để tham khảo thêm các giống lúa chịu rét tốt. Hoặc bạn có thể liên hệ Hotline: 0981858599 để được tư vấn về công nghệ nông nghiệp thế hệ mới.

Gieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang và những điều cần lưu ý

Mùa lúa Đông Xuân được xem là mùa lúa chính trong năm, nó có vai trò quyết định sản lượng hằng năm của các tỉnh, thành sản xuất lúa tại miền Tây. Tuy nhiên, đây cũng là mùa vụ gặp nhiều khó khăn khi đầu vụ có khả năng đối mặt với mưa bão lũ; cuối vụ gặp phải tình trạng xâm nhập mặn và hạn khô. Do đó, bà con nông dân phải xác định lịch gieo sạ lúa Đông Xuân thích hợp để giảm thiểu rủi ro xảy ra.

Tình hình sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang

Khí hậu mùa vụ Đông Xuân có nhiều chuyển biến khi đầu vụ gặp rét lạnh và cuối vụ bị ảnh hưởng hạn mặn. Theo dự báo, vào tháng 11 và 12 năm 2021 sẽ xuất hiện mưa lớn tại khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ; và mùa mưa tại các tỉnh Nam Bộ có dấu hiệu kết thúc muộn so với các năm trước. Tuy nhiên, trong mùa khô có khả năng xuất hiện mưa trái mùa. Bên cạnh đó, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô đầu năm 2022 có nguy cơ gay gắt hơn năm trước. Do đó, mùa vụ Đông Xuân 2021-2022 có khả năng chịu ảnh hưởng mưa lũ cuối năm 2021; và tình hình gặp hạn mặn gây thiếu nước ở cuối vụ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

 

Gieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang và những điều cần lưu ý 1

 

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 là vấn để gây nhiều trở ngại cho ngành sản xuất lúa tại Hậu Giang. Khi giá vật tư tăng cao, làm giá thành sản xuất lúa không có xu hướng giảm nhiệt. Do đó, nông dân Hậu Giang cần chủ động ứng phó trước các bất lợi đối với vụ mùa Đông Xuân.

Lịch thời vụ

Tại Hậu Giang, gieo sạ trong 2 đợt chính. Đợt 1 từ ngày 26-30/11/2021 và đợt 2 từ ngày 22-28/12/2021. Đây là đề xuất chung cho toàn tỉnh. Tuy nhiên Hậu Giang sẽ tùy chỉnh lịch gieo sạ theo nguyên tắc “né rầy” và tránh hạn mặn. Kết thúc xuống gieo sạ lúa Đông Xuân 2022 trước ngày 10/01/2022.

Do diễn biến mưa bão phức tạp, nên bà con nông dân cần thường xuyên cập nhật thông báo để xác định lịch gieo sạ lúa Đông Xuân theo kế hoạch. Đồng thời, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cụ thể như sau:

  • Đợt 1 sẽ tiến hành xuống giống trong tháng 11/2021 tại các khu vực sản xuất quy mô lớn. Bao gồm huyện Vị Thủy; huyện Long Mỹ; thị xã Long Mỹ; huyện Châu Thành A; huyện Phụng Hiệp; thành phố Vị Thanh; thành phố Ngã Bảy.
  • Đợt 2 dự kiến xuống giống trong tháng 12/2021. Các khu vực triển khai bao gồm khu vực còn lại huyện Phụng Hiệp; khu vực còn lại huyện Long Mỹ; khu vực còn lại thị xã Long Mỹ; khu vực còn lại huyện Vị Thủy; khu vực còn lại huyện Châu Thành A; khu vực còn lại thành phố Vị Thanh; khu vực còn lại thành phố Ngã Bảy.
  • Đợt 3 sẽ xuống giống muộn, lịch gieo trong tháng 01/2022 tại các khu vực tiểu sản xuất. Bao gồm các khu vực nhỏ của huyện Long Mỹ và thành phố Ngã Bảy.

Gieo sạ tại cánh đồng Globalcheck Hậu Giang

Gieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang và những điều cần lưu ý 2

Cánh đồng Globalcheck đã triển khai tại Hậu Giang.

Cánh đồng Globalcheck là mô hình canh tác theo định hướng nông nghiệp hữu cơ áp dụng quy trình công nghệ 4.0. Quy trình ứng dụng hoàn toàn bằng máy bay điều khiển từ xa kết hợp trạm giám sát nông nghiệp để theo dõi và chăm sóc ruộng lúa. Hậu Giang là một trong những tỉnh thành tiên phong hợp tác cùng Globalcheck triển khai mô hình nông nghiệp tự động hóa ở Việt Nam.

Hoạt động gieo sạ tại cánh đồng Hậu Giang

Ngày 13/11/2021 vừa qua, đội ngũ kỹ thuật Globalcheck hợp tác cùng Công ty Cổ phần Công nghệ cao Hậu Giang đã thực hiện gieo sạ lúa Đông Xuân trên cánh đồng Vị Thủy. Ngoài ra, còn có bà con nông dân Vị Thủy cùng tham gia buổi gieo sạ thực tế bằng thiết bị bay PGxp. Giống lúa được triển khai gieo sạ là GS55 trên cánh đồng Globalcheck có diện tích 12 ha. Giống GS55 là giống lúa lai, có khả năng chịu rét và sinh trưởng mạnh mẽ.

Gieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang và những điều cần lưu ý 4

Đội ngũ kỹ thuật của Globalcheck cùng nhà nông Hậu Giang.

Việc triển khai cánh đồng tự động hóa giúp bà con nông dân thấy trực tiếp hiệu quả của ứng dụng công nghệ nông nghiệp vào canh tác. Đồng thời, nhà nông có cái nhìn mới về kỹ thuật vận dụng thiết bị 4.0 vào nông nghiệp để triển khai mô hình trên chính đồng ruộng của mình.

Gieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang và những điều cần lưu ý 3

Chuyên viên kỹ thuật trao đổi cùng nhà nông Hậu Giang.

Qua giai đoạn đầu gieo sạ, cánh đồng Globalcheck sẽ thực hiện theo định hướng nông nghiệp hữu cơ – nông sản sạch. Đồng thời, Globalcheck tiếp tục triển khai giai đoạn chăm sóc lúa, bón phân, phun thuốc bằng công nghệ nông nghiệp 4.0 để đạt hiệu quả công việc và tối ưu năng suất. Với mô hình cánh đồng thực tế, bà con nông dân Vị Thủy nói riêng và nhà nông nói chung có thể tiếp cận hướng canh tác ứng dụng cùng Globalcheck.

Những điều cần chú ý trong sạ lúa Đông Xuân 2021-2022

  • Bà con nông dân cần xử lý rơm rạ, vệ sinh đất ruộng ngay khi kết thúc mùa vụ trước. Để đồng ruộng có thời gian phục hồi và tránh gây ngộ độc hữu cơ. Đồng thời, hạn chế ốc bươu vàng đẻ trứng cũng như nguồn sâu bệnh vụ trước lây lan.
  • Chuẩn bị kỹ công đoạn làm đất, làm phẳng mặt ruộng; gia cố đê bao và rãnh thoát nước trước khi gieo sạ.
  • Áp dụng biện pháp sạ hàng, sạ thưa; tăng cường sử dụng công cụ sạ bằng máy cũng như sử dụng máy cấy để tăng hiệu quả gieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022.

Xem thêm: Gieo sạ bằng máy bay nông nghiệp

  • Xuống giống tập trung; đồng loạt theo khuyến cáo để hạn chế dịch rầy và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá.
  • Đầu vụ cần bón vôi bột và phân bón chứa canxi, silic để tăng sức chống chịu sâu, bệnh trên lúa.
  • Áp dụng kỹ thuật “3 tăng 3 giảm”; hoặc “1 phải 5 giảm”, ứng dụng cơ giới hóa trong canh tác lúa.
  • Thăm đồng thường xuyên để điều chỉnh lượng phân bón, đặc biệt tránh thừa đạm trên lúa. Do giá thành vật tư đang tăng nên bà con nên điều tiết tối ưu chi phí sản xuất.
  • Quản lý lượng nước trong ruộng theo từng giai đoạn sinh trưởng của lúa Đông Xuân; áp dụng biện pháp tiết kiệm nước, và giữ nước trong cuối vụ.
  • Lưu ý hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với lúa dưới 40 ngày sau sạ, để bảo vệ thiên địch.

Xem thêm: Hành trình gieo sạ lúa vụ Đông Xuân tại Hậu Giang bằng máy bay nông nghiệp P-Globalcheck

Công ty Cổ phần Đại Thành chia sẻ những thông tin khuyến nông tại Hậu Giang để bà con cập nhật tin tức mới nhất. Đồng thời, bà con cũng có thể tham khảo và ghi nhận thêm các kiến thức về kỹ thuật canh tác cũng như ứng dụng nông nghiệp hiện đại. Để bà con nông dân có thể tiếp cận nhiều hơn với nông nghiệp đổi mới và tối ưu hiệu quả canh tác của mình.