Giống lúa GS55| Lúa lai F1 ngắn ngày, dễ chăm sóc, năng suất cao

Giống lúa lai GS55 là sản phẩm đang được khuyến khích canh tác từ những năm 2015 đến nay. Từ khi các giống lúa lai được nhà nông biết đến và đưa vào canh tác mở rộng từ Bắc vào Nam và đã khẳng định được những ưu thế của mình. Đồng thời, lúa lai mở ra hành trình nghiên cứu, lai tạo các giống đặc chủng và chuyên biệt có khả năng kháng rầy, chống mặn,… Trong đó, GS55 là một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu để nâng cao sản lượng nông nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về nguồn gốc và thành tựu mà GS55 mang lại.

Giống lúa lai GS55

Hạt giống lúa lai GS55 còn có tên gọi là GS55R có nguồn gốc từ Tứ Xuyên, Trung Quốc, được lai tạo bởi công ty TNHH giống cây trồng Hoa Phong. Giống lúa GS55 được bảo hộ và phân phối chính thức bởi công ty cổ phần Đại Thành theo Quyết định của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT về Bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

 

Giống lúa lai GS55| Lúa lai ngắn ngày trồng nhiều tại miền Bắc1

Thông tin sản phẩm giống lúa GS55

Tên sản phẩm: Hạt giống Lúa lai F1 GS55

 

Giống lúa GS55| Lúa lai F1 ngắn ngày, dễ chăm sóc, năng suất cao 1

 

Loại sản phẩm: Hạt giống Lúa Lai

Quy cách đóng gói: Gói PE 1kg/bao 20kg

Khối lượng: 1kg

Cách bảo quản: 

– Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát.

– Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm.

Tiêu chuẩn chất lượng giống lúa GS55 theo tiêu chuẩn QCVN 01–50 : 2011/BNNPTNT

► Độ thuần ≥ 99,7% ► Độ ẩm ≤ 13,0%
► Độ sạch ≥ 98% ► Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg
► Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% ► Hạt giống khác ≤ 0,3%

Đặc tính nông học

– GS55 là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn: vụ Xuân 124 – 127 ngày; vụ Mùa 103 – 106 ngày

– Chiều cao cây: 108 – 114cm.

– Khả năng đẻ nhánh khoẻ, chịu rét tốt.

– Cứng cây, khả năng chống đổ tốt; chống chịu tốt với bệnh Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn và chống chịu tốt Rầy nâu.

– Thích ứng rộng trồng được nhiều vụ trong năm, nhiều chân đất khác nhau.

– Bông to dài, hạt sếp sít, trổ nhanh, thoát cổ bông.

– Tỉ lệ hạt chắc/bông cao, hạt gạo trong, có mùi thơm nhẹ.

– Năng suất trung bình 7- 8 tấn/ha; thâm canh cao đạt 14 tấn/ha.

Kỹ thuật canh tác

1. Thời vụ

– Các tỉnh phía Bắc: cấy vụ Xuân muộn, Mùa sớm

– Các tỉnh phía Nam: cấy vụ Đông xuân, Hè thu

Bà con dựa vào thời vụ địa phương để tiến hành gieo trồng phù hợp. Đối với các khu vực sử dụng phương pháp cấy mạ; khi mạ được 4-5 lá tiến hành cấy xuống ruộng. Với các khu vực sử dụng phương pháp gieo sạ hạt giống, sạ hàng; khi ủ lúa giống xuất hiện rễ mầm dài 1/3 đến 1/2 hạt thóc thì tiến hành đi gieo.

2. Kỹ thuật gieo sạ

Chuẩn bị hạt giống

Số lượng hạt giống đối với lúa cấy chỉ cần 1 gói giống lúa lai GS55 1kg cho 1 sào 360m2; 3kg/1000m 2 và 22 – 25kg/ha. Đối với lúa gieo sạ cần đến 4 kg/1000m 2 và 40 kg/ha.

Cách ngâm ủ lúa giống được tiến hành các bước sau:

▶ Bước 1: Giống lúa lai GS55 phải được xử lý trong nước ấm 54℃ trong 15 phút để kích nảy mầm.

▶ Bước 2: Ngâm vào nước sạch từ 20-24 giờ. Cách 5-6 giờ thay nước rửa chua 1 lần.

▶ Bước 3: Sau khi ngâm, đãi sạch hạt giống trong nước sạch đến không còn mùi chua; để ráo nước.

▶ Bước 4: Đem hạt giống lúa lai GS55 ủ ấm từ 24-36 giờ. Nếu lúa giống được sử dụng cho vụ Xuân, thời gian ủ dài hơn từ 40-50 giờ.

▶ Bước 5: Khi rễ mầm dài 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem đi gieo

Xem thêm:

Cách ngâm lúa giống chuẩn bị cho mùa vụ đông xuân

Gieo hạt giống và chăm sóc

– Gieo mạ: sau khi thấy thóc giống nứt nanh thì tiến hành gieo trên đất mạ ngay. Áp dụng kỹ thuật gieo để mạ phát triển tốt.

– Gieo sạ: khi kiểm tra thấy lúa giống nứt nanh đều, tiến hành sạ trực tiếp trên ruộng đã làm đất. Ruộng khi sạ phải được rút ráo nước, được san bằng kỹ. Áp dụng kỹ thuật gieo sạ hàng, sạ bằng máy bay nông nghiệp để hạt giống được rải đồng đều, tiết kiệm giống; tránh giẫm đạp lên ruộng làm ảnh hưởng sự phát triển của lúa non.

3. Kỹ thuật bón phân cho giống lúa lai GS55

Với giống lúa lai GS55, khuyến khích bà con áp dụng kỹ thuật “4 đúng” trong bón phân để lúa được cung cấp đủ dinh dưỡng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Đồng thời, nhà nông có thể áp dụng bộ phân bón hữu cơ vi sinh DTOGNFit dành cho lúa. Trong phân bón DTOGNFit kết hợp đủ các chất đa, trung, vi lượng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà giống lúa lai GS55 cần ở mọi giai đoạn sinh trưởng.

Lượng phân bón cho lúa

Dưới đây là tổng lượng phân bón cần để bổ sung cho giống lúa lai GS55 với diện tích 1ha cho các giai đoạn bón phân lúa. Bao gồm giai đoạn bón lót, bón thúc, bón đón đòng, bón đòng trổ và bón lúa đỏ đuôi.

Loại phân 1 ha
Phân vi lượng DTOGNFit 150 kg
NPK 30-9-9 NO1 24 kg
NP 10-55 42 kg
Phân sinh học DTOGNFit 10 chai 250ml
NK 4,5-18 10 chai 250ml
NPK 17-7-17 NO2 11 kg
NPK 10-10-27 NO3 10 kg
NP 10-40 8 kg

Kỹ thuật bón phân 

▷ Bón lót: Toàn bộ phân vi lượng DTOGNFit kết hợp phân NP 10-55 ¼ lượng phân.

▷ Bón thúc lần 1: sau sạ 7-10 ngày. Cần cung cấp nhiều đạm, kali. Tiến hành kết hợp 12kg NPK 30-9-9 NO1 + 7kg NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.

 

Phân bón hữu cơ sinh học – nông nghiệp xanh, bền vững 4

 

▷ Bón thúc lần 2: Lúa sinh trưởng khoảng 18 ngày. Bón thúc lần 2 với công thức phân bón như bón thúc lần 1.

▷ Bón đón đòng: Lúa sau sạ 35 ngày. Bón kết hợp 11kg NPK 17-7-17 NO2 + 7kg NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.

▷ Bón đòng trổ: Lúa sau sạ 72 ngày. Bón kết hợp 10kg NPK 10-10-27 NO3 + 9kg NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.

▷ Bón lúa đỏ đuôi: Lúa sau sạ 85-92 ngày. Bón kết hợp 8kg NP 10-40 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.

▷ Chủ động tưới tiêu để tạo cho rễ lúa ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng, chuyển hóa giai đoạn tốt: đẻ nhánh, trổ và chín tập trung.

Xem thêm:

– Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1 – chuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng

– Chế phẩm vi sinh K-Humat + TE (DTOGNFIT 1) – chuyên dùng cho cây trồng

– Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1– Chuyên dùng để cải tạo đất

– Phân bón hữu cơ vi sinh BIOCARE 2 DTOGNFIT 2

4. Phòng trừ sâu bệnh:

Thường xuyên thăm đồng để theo dõi diễn biến sâu bệnh hại kịp thời phun thuốc. Khuyến khích các phương pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Giúp lúa canh tác quy trình hữu cơ, đạt hiệu quả phòng trừ hữu hiệu. Các đối tượng thường xuyên phát sinh trên lúa như:

– Sâu cuốn lá: khả năng phát sinh giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh. Nếu mật độ sâu cuốn lá thấp thì không cần phun thuốc. Nếu giai đoạn cuối đẻ nhánh làm đòng xuất hiện sâu cuốn lá mật độ cao; 5-8 con/m2 cần phun thuốc phòng trừ.

– Sâu đục thân: khả năng xuất hiện giai đoạn lúa đứng cái làm đòng. Nhà nông theo dõi mật độ sâu trên ruộng 0,3-0,4 ổ trứng/m2; giai đoạn bắt đầu trổ 0,5-0,7 ổ trứng/m2, cần phun thuốc phòng trừ. Dùng Basudin 10G, Diaphos 10G, Padan 955P.

 

phun thuốc bằng máy bay nông nghiệp

 

– Rầy nâu: chú ý giai đoạn làm đòng và giai đoạn trổ chín. Theo dõi mật độ rầy trên ruộng 67 con/khóm và 17-25 con/khóm; tiến hành phun thuốc phòng trừ. Dùng Basudin 10G, Diaphos 10G, Padan 955P.

– Bệnh khô vằn: Dùng Validacin 3SL, 5L, 5SP; Vacocin 3SL; Anlicin 5WP, 5SL; Hạt vàng 50WP; Tien 250EW

– Bệnh đạo ôn: Dùng New Hinosan 30EC, Kitazin 50EC, Kasai 21,2% trừ đạo ôn lá; thuốc Fujione 40EC, Beam 75WP trừ đạo ôn lá, cổ bông.

(Cách phun, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc. Áp dụng kỹ thuật “4 Đúng” để diệt trừ sâu bệnh hại triệt để. Đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) để sản xuất lúa hiệu quả).

Xem thêm:

Giống lúa GS55 và chọn giống cho mùa vụ 2021 – 2022

GS55  là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày. Tại miền Bắc, thời gian canh tác vụ Xuân muộn thường kéo dài từ 124 đến 127 ngày; và vào vụ Mùa sớm kéo dài từ 103 đến 106 ngày. Tại các tỉnh miền Nam thường gieo trồng vào vụ Đông Xuân và Hè Thu.

Lượng hạt giống sử dụng gieo cấy ở miền Bắc có khối lượng thường 1kg hạt giống trên 1 sào (360m2) đất ruộng. Tương đương với 3kg hạt giống trên 1.000m2 đất ruộng và khoảng 22 – 25 kg hạt giống trên 1 ha. Đối với gieo sạ ở miền Nam, nhà nông cần đến 4 kg hạt giống trên 1.000m2 và 40 kg hạt giống trên 1ha.

Giống lúa GS55 được chọn gieo vụ Đông Xuân 2021-2022

Trong mùa vụ Đông Xuân 2021 cũng như mùa vụ năm 2022, Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh miền Bắc như Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn trực tiếp chỉ đạo và khuyến khích gieo trồng giống lúa lai GS55. Chúng ta có thể nhận thấy được giống lúa lai GS55 mang lại năng suất rất hiệu quả, có phần tăng cao hơn so với các giống lúa lai khác. Vì vậy GS55 rất “được lòng” các nhà nông miền Bắc cũng như miền Nam.

Trong vụ Xuân 2022, mô hình khảo nghiệm giống lúa lai GS55 được thực hiện tại hai xứ đồng khối Thái Phong, thị trấn Kim Sơn và xứ đồng bản Ná Công xã Mường Nọc. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ 100% giống, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng.

Đánh giá hiệu quả sản xuất vụ Xuân 2022

Sáng 17/05/2022, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quế Phong phối hợp Công ty TNHH Tổng hợp giống cây trồng Nghệ An tổ chức Hội thảo sản xuất giống lúa lai GS55 vụ xuân năm 2022; để đánh giá hiệu quả sản xuất giống lúa lai GS55.

Qua thời gian theo dõi quá trình sinh trưởng, cũng kết quả mô hình cho thấy rằng:

► Giống lúa lai GS55 có thời gian sinh trưởng 124-127 ngày

► Chiều cao cây trung bình đạt từ 108-114cm

► Giống lúa thích ứng ruộng tốt, với 2 mô hình sản xuất chân đất khác nhau

► Trên ruộng ít phát sinh cỏ dại, chất lượng hạt giống sạch

► Khả năng đẻ nhánh khoẻ, thân cây chắc chắn

► Khả năng chống đổ tốt

► Trong vụ ít phát sinh các bệnh bạc lá, đạo ôn, rầy nâu

► Bông trổ to, tỷ lệ vào chắc cao, ít hạt lép lửng

► Hạt gạo trong, có mùi thơm nhẹ

► Năng suất đạt 6 tấn với mô hình gieo trồng 1ha

 

Giống lúa GS55| Lúa lai F1 ngắn ngày, dễ chăm sóc, năng suất cao 2

Đánh giá mô hình sản xuất giống lúa lai GS55 trong vụ Xuân 2022 tại Quế Phong. (Nguồn: truyenhinhnghean.vn)

Kết quả của mô hình tạo tiền đề cho việc tuyên truyền nhân rộng giống lúa lai GS55 cho các vụ sản xuất trong năm; cũng như mở rộng sản xuất ra các địa phương khác.

Giống lúa GS55 trên các cánh đồng Việt Nam

GS55 là giống lúa lai 3 dòng thuộc loài Oryza sativa L. được nông dân Việt Nam lựa chọn canh tác nhiều tại các khu vực miền Bắc. Các cánh đồng mà GS55 đã từng được gieo trồng và đạt năng suất cao được thông tin và liệt kê như sau:

1. Giống lúa lai GS55 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Trong năm 2015, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đoan Hùng phối hợp cùng công ty cổ phần Đại Thành tổ chức thực hiện mô hình “Trình diễn giống lúa lai GS55 vụ mùa 2015” trên 1,5 ha tại xã Minh Tiến. Qua đánh giá khảo nghiệm, giống lúa lai GS55 có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 105 ngày; thân cây cứng cáp, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, đẻ nhánh tốt; mặt lá to và đứng; đặc biệt, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao; tỷ lệ hạt chắc, bông to. Năng suất đạt 238,6 kg/sào (360 m2).

Sau vụ mùa 2015, lãnh đạo Trạm bảo vệ thực vật huyện Đoan Hùng đề nghị công ty cổ phần Đại Thành tiếp tục mở rộng quy mô canh tác. Và trong các mùa vụ tiếp theo tại xã Minh Tiến khuyến khích gieo trồng giống lúa GS55 cũng như các địa phương khác. Nông dân Đoan Hùng công nhận GS55 là giống lúa chính thức được đưa vào cơ cấu giống canh tác trên cánh đồng của huyện trong những năm tiếp theo.

2. Giống lúa lai GS55 tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Cùng năm 2015, mô hình gieo trồng giống lúa lai được thực hiện trên cánh đồng 3 ha của huyện Tam Nông. Giống lúa gieo trồng là GS55 và GS19 do sự hỗ trợ hoàn toàn nguồn giống từ công ty cổ phần Đại Thành. Mô hình này được canh tác vào vụ Chiêm Xuân 2015 gặp những biến đổi khí hậu bất thường. Thời tiết vào mùa này có sự thay đổi so với những năm khác, nắng ấm kéo dài làm lúa trổ sớm làm ảnh hưởng đến năng suất toàn vụ. Tuy nhiên, giống lúa lai GS55 và GS19 vẫn thích ứng được với thời tiết, năng suất thu hoạch vẫn được đảm bảo và cao hơn ruộng trồng lúa truyền thống của bà con nông dân. Năng suất vụ mùa Chiêm Xuân 2015 đạt 236 kg/sào (360m2).

Kết quả đạt được vượt ngoài sự mong đợi và Trạm khuyến nông chỉ đạo mở rộng mô hình thâm canh lúa lai GS55 cũng như GS19 để tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân huyện Tam Nông.

3. Giống lúa lai GS55 phủ rộng các tỉnh thành miền Bắc

Giống lúa lai GS55| Lúa lai ngắn ngày trồng nhiều tại miền Bắc 3

Người dân tham quan mô hình giống lúa lai GS55 tại xóm Cây Thị, xã Động Đạt (Phú Lương). (Nguồn: Thái Nguyên)

Năm 2016, Trạm Khuyến nông huyện Phú Lương phối hợp với công ty cổ phần Đại Thành thực hiện mô hình gieo cấy vụ Xuân với giống GS55 trên 1 ha đất ruộng tại xã Động Đạt. Sau thu hoạch, giống GS55 đạt năng suất trung bình 70 tạ/ ha, cao hơn 5 tạ/ ha so với giống Nhị Ưu 838.
Giống lúa lai GS55| Lúa lai ngắn ngày trồng nhiều tại miền Bắc 2

Các đại biểu và người dân tham quan thực tế tại mô hình canh tác lúa GS55 tại huyện Ba Bể. ( Nguồn: Cổng TTĐT Bắc Kạn – huyện Ba Bể)

Năm 2019, Phòng NN & PTNN huyện Ba Bể phối hợp với Công ty cổ phần giống Đại Thành tổ chức thực hiện gieo trồng 3.000m2 với giống lúa lai GS55 tại xã Địa Linh trong vụ Xuân. Năng suất đạt 8 tấn/ha.

Năm 2017, dự án “Phát triển sản xuất hạt giống lúa lai GS55” được triển khai trên 7 tỉnh thành. Bao gồm: Lào Cai, Hải Phòng, Nam Định, Đắk Lắk, Quảng Nam, Cần Thơ và Hậu Giang gieo trồng giống lúa lai 2 dòng và 3 dòng. Trong đó, tại Quảng Nam gieo trồng tổ hợp giống GS55 và đạt năng suất cao nhất, 48 tạ/ ha.

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái , gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit ; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Cách ngâm lúa giống hiệu quả và những lưu ý đạt nảy mầm cao

Hiện nay, bà con nông dân đã bắt đầu cho mùa vụ Hè Thu 2022. Để vụ Hè Thu năm nay đạt sản lượng thu hoạch cao, tỷ lệ giống nảy mầm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ. Ngoài ra, lúa lai là giống lúa được nhiều nhà nông lựa chọn để gieo sạ mùa vụ mới. Vậy cách ngâm lúa giống truyền thống với giống lúa lai có khác biệt như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các điều kiện cần thiết để hạt giống nảy mầm, cách ngâm ủ lúa lai và những lưu ý về ngâm giống để tăng tỷ lệ thắng lợi mùa vụ.

 

Cách ngâm lúa giống hiệu quả và những lưu ý đạt nảy mầm cao 1

 

Điều kiện hạt giống nảy mầm

Khi hạt giống đạt điều kiện cần thiết, hạt giống sẽ nảy mầm. Khi ngâm giống đạt tỷ lệ nảy mầm cao, sau gieo hạt giống xuống ruộng sẽ có sức sống mạnh mẽ và phát triển lá mạ to khỏe. Vì vậy các điều kiện cần thiết để hạt giống nảy mầm:

Cách ngâm lúa giống chuẩn bị cho mùa vụ Đông Xuân 2021 - 2022 2

– Điều kiện bên trong – Hạt giống: Hạt giống sáng mẩy, ít hạt lép và dị dạng; đồng nhất về kích cỡ; giống không lẫn tạp chất, hạt cỏ; không lẫn hạch nấm, mầm bệnh nguy hiểm. Hạt giống phải hút no nước, đạt độ ẩm từ 25 đến 35%.

– Điều kiện bên ngoài – Môi trường: Nhiệt độ ấm áp từ 30 đến 35 độ C. Cung cấp đủ lượng oxy cho mầm và rễ mầm phát triển.

Cách ngâm lúa giống F1

Giống lúa lai GS9 và GS55 là hai giống lúa lai F1 được gieo trồng khá phổ biến tại Việt Nam. Cách ngâm lúa giống F1 này được thực hiện như sau:

Số lượng hạt giống lúa lai

Đầu tiên, bà con cần xác định lượng hạt giống gieo sạ. Đối với lúa cấy ở miền Bắc, nhà nông chỉ cần 0,8kg cho 1 sào ruộng tương đương 360m2; hoặc khoảng 22-25kg lúa giống trên 1 ha canh tác. Đối với phương pháp gieo sạ ở miền Nam, bà con cần 4kg giống lúa lai trên 1.000m2 tương đương 40kg cho diện tích canh tác 1 ha.

Xem thêm giống lúa lai F1:

Các bước thực hiện cách ngâm lúa giống F1

Tiếp theo, bà con tiến hành ngâm ủ hạt giống lúa lai.

1. Xử lý hạt giống trong nước ấm ở nhiệt độ 54 độ C, còn gọi là kỹ thuật 3 sôi 2 lạnh. Dùng nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ cần thiết đối với nước ngâm giống. Lượng nước ngâm giống cần ngập 3 đến 5 lần lượng lúa giống.Trực tiếp ngâm giống từ 10 đến 15 phút để kích thích hạt nảy mầm.


2. Loại bỏ hạt lép, lửng và tạp chất. Tiếp tục ngâm vào nước sạch trong thời gian từ 20 đến 24 giờ. Cách 6 tiếng cần thay nước và rửa chua cho lúa giống 1 lần.


3. Sau khi ngâm giống, đãi sạch lúa đến khi không còn mùi chua. Đem giống đi ủ ấm từ 36 đến 48 giờ. Đối với điều kiện vụ Xuân gặp thời tiết lạnh, thời gian ủ có thể kéo dài hơn 48 giờ và có thể đến 60 giờ ủ giống. Khoảng 12 tiếng cần đảo đều đống ủ để kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ của lúa.


4. Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng từ 1/3 đến 1/2 hạt thóc thì tiến hành đi gieo.

 

Cách ngâm lúa giống hiệu quả và những lưu ý đạt nảy mầm cao 2

 

Một số lưu ý khi ngâm ủ hạt giống trong điều kiện nắng nóng

▶ Thóc phải ngâm nhiều nước và để ở nơi thoáng mát.

▶ Đối với giống lúa liền vụ phải xử lý phá ngủ hạt giống trước khi ngâm.

▶ Giống phải hút “no nước”, có thể thấy rõ phôi trắng, méo hạt phình lên là đạt yêu cầu.

▶ Ủ ở nơi thoáng mát, không đọng nước. Nếu hạt thóc khô phải tưới thêm nước để đảm bảo đủ độ ẩm.

Một số lưu ý khi ngâm ủ hạt giống trong điều kiện lạnh rét

▶ Có thể xử lý thóc bằng dung dịch muối 15% từ 15 đến 20 phút để loại bỏ nấm tồn dư trên hạt. Biện pháp này có thể thay thế ngâm nước ấm vì nước nhanh nguội và lạnh.

▶ Cần phơi lại lúa giống trước khi ngâm để tăng khả năng hút nước.

▶ Có thể dùng bao đay hoặc túi vải cotton, vải bông đựng thóc để ủ. Tuyệt đối không dùng túi nilon để ủ thóc.

▶ Nếu dùng rơm, rạ phủ cần phải nén chặt để gió lạnh không lùa qua.

▶ Nếu dùng tro bếp để ủ thóc cần phải bọc một lớp vải ẩm dày bên ngoài bao thóc; để tro không hút nước từ bao thóc, làm thóc bị khô.

▶ Nên gieo mạ khi hạt thóc vừa nứt nanh nếu gặp rét đậm kéo dài.

▶ Trong thời tiết rét đậm dưới 15 độ C cần có biện pháp kìm hãm sự phát triển của rễ, mầm. Có thể dùng tro bếp nguội trộn với mống mạ theo tỷ lệ 1:3; trải đều và phủ bao tải ẩm lên trên. Cách ủ lúa giống  này có thể giữ mống kéo dài thêm 2 đến 3 ngày.

Những lưu ý đạt nảy mầm cao

▶ Để giống lúa đạt nảy mầm cao, ngoài điều kiện ngâm ủ đúng cách; bà con còn cần lưu ý đến các yếu tố khác như đất. Công đoạn xử lý đất ruộng trước gieo sạ cần được chú trọng. Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng để rễ non dễ dàng bám đất.

 

Cách ngâm lúa giống hiệu quả và những lưu ý đạt nảy mầm cao 3

 

▶ Các tàn dư thực vật mùa vụ trước phải được gom sạch và xử lý; để tránh làm nơi ẩn náu cho sâu bệnh hại, tồn đọng cỏ dại cạnh tranh với lúa non.

▶ Phối hợp bón lót cho đất trước gieo sạ hợp lý; giúp cải tạo đất, phân giải các chất tồn dư có trong đất. Đồng thời cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào để hạt giống nảy mầm. Lưu ý lưu lượng phân bón vừa đủ, không thừa không thiếu.

▶ Trước gieo sạ, phải hoàn thành cách li mùa vụ trước ít nhất 3 tuần; để đất phục hồi và xử lý các vấn đề sâu bệnh hại mùa trước triệt để.

▶ Khi tiến hành gieo sạ, khuyến khích bà con nông dân sử dụng phương pháp sạ hàng để tối ưu lượng giống, đạt hiệu quả nảy mầm cao. Tuy nhiên, phương pháp mới nhất là sạ bằng máy bay nông nghiệp. Đạt mật độ sạ đồng đều, tăng tỷ lệ nảy mầm; tiết kiệm thời gian gieo sạ, nguồn lao động.

Xem thêm: 

Kỹ thuật gieo sạ lúa giải pháp mới tăng năng suất mùa vụ

 

Cách ngâm lúa giống hiệu quả và những lưu ý đạt nảy mầm cao 5

 

Phương pháp gieo sạ mới nhất hiện nay được nhiều nhà nông sử dụng là dùng máy bay không người lái. pG100 là dòng máy bay nông nghiệp tiên tiến nhất 2022. pG100 vận hành gieo sạ hạt giống rất hữu hiệu. Với công năng hoạt động mạnh mẽ, tải trọng 40kg; đặc biệt công suất rải hạt lên đến 280kg hạt giống mỗi chu kỳ pin. Hơn thế, máy bay nông nghiệp pG100 được cải tiến siêu tiết kiệm năng lượng. Nhà nông có thể vận hành với 1 hoặc 2 pin tùy tải trọng. Việc tùy biến pin giúp bà con cân đối năng lượng và số lượng công việc hiệu quả.

Ngoài việc ngâm lúa giống đúng cách; nhà nông cần phải đảm bảo quy trình chăm sóc hợp lý như bón phân, phun thuốc cho lúa để lúa phát triển khỏe mạnh, cho hạt lúa chất lượng. Và hiện nay, xu thế ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào sản xuất đang lan rộng tại Việt Nam. Máy bay nông nghiệp Globalcheck là lựa chọn hữu hiệu cho những người nhà nông.

Vừa rồi daithanhtech đã vừa gửi đến bà con cách ngâm lúa giống hiệu quả và những lưu ý đạt nảy mầm cao. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bà con con nông dân. Nếu còn những thắc mắc hay muốn tham khảo các sản phảm của công ty Đại Thành, quý khách có thể liên hệ tới Hotline 0981858599 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

Kỹ thuật trồng lúa ” 3 tăng, 3 giảm”, “1 phải, 5 giảm” trong vụ hè thu 2022

Ngày nay, kỹ thuật trồng lúa được đổi mới để phù hợp hơn với tình hình canh tác từng vùng miền. “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” là hai kỹ thuật trồng lúa được phổ biến cho bà con nông dân để vận dụng canh tác lúa bền vững. “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” còn được tổ chức các lớp đào tạo cho nhà nông; đến nay đã có hơn 200 khóa đào tạo về hai kỹ thuật trồng lúa này. Vậy, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” là kỹ thuật trồng lúa như thế nào? Chúng giúp ích gì cho nhà nông?

 

Kỹ thuật trồng lúa " 3 giảm, 3 tăng", “1 phải, 5 giảm” trong vụ hè thu 2022 1

 

Kỹ thuật trồng lúa ” 3 giảm, 3 tăng”

3 tăng, 3 giảm là gì?

Kỹ thuật trồng lúa “3 giảm, 3 tăng” với 3 giảm là giảm lượng hạt giống; giảm thuốc BVTV; giảm phân bón. Đối với 3 tăng, chính là tăng năng suất lúa; tăng chất lượng gạo; tăng hiệu quả kinh tế.

Để bà con nông dân đạt được “3 tăng”, việc tối ưu “3 giảm” trong kỹ thuật trồng lúa là vấn đề cân nhắc. Đồng thời, việc điều phối 3 yếu tố: lượng giống, phân bón, thuốc BVTV cần có phương pháp phù hợp cho từng thời vụ, từng địa điểm để đạt hiệu quả cao.

 

thiết bị ứng dụngXu thế ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh

 

Nhà nông thực hiện “3 giảm” để đạt “3 tăng”

Đầu tiên, giảm lượng giống gieo sạ. Yếu tố quan trọng để thực hiện chính là tỷ lệ nảy mầm hạt giống cao. Lượng giống gieo sạ ít giúp giảm chi phí sản xuất; điều tiết mật độ lúa phù hợp, giảm mức độ lây lan sâu bệnh hại lúa. Tuy nhiên, lượng giống giảm xuống yêu cầu nhà nông phải có kỹ thuật sạ hiệu quả; phương pháp thực hiện đảm bảo hạt giống nảy mầm tốt.

Thứ hai, giảm thuốc BVTV. Thuốc BVTV hầu hết đều là chất hóa học mang độc tố; ảnh hưởng đến sinh thái canh tác, động thực vật và con người. Do đó, phương thức chăm sóc lúa đúng cách giúp lúa sinh trưởng mạnh mẽ; hạn chế sự tấn công của sâu bệnh hại. Vì vậy, làm giảm việc sử dụng thuốc BVTV trên lúa giúp tối ưu chi phí sản xuất; bảo vệ sinh vật có lợi cho nông nghiệp và sức khỏe nhà nông.

Thứ ba, giảm phân bón. Phân bón giúp lúa sinh trưởng nhanh, tán lá dày; cung cấp dinh dưỡng cho lúa tạo chất lượng hạt tốt; nâng cao năng suất. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón có nguy cơ bùng phát sâu bệnh trên lúa. Bà con cần cân đối phân bón vừa đủ cho lúa; để lúa vừa được đáp ứng nhu cầu, vừa được hỗ trợ đề kháng cho cây.

Như vậy, khi áp dụng “3 giảm” giúp nhà nông giảm chi phí sản xuất; giảm giá thành lúa gạo. Từ đó giúp ba con đạt hiệu quả năng suất tăng cao. Và những điều này kết hợp tạo nên kết quả cuối cùng chính là tăng lợi nhuận cho nhà nông.

Quy trình áp dụng kỹ thuật trồng lúa theo “3 giảm, 3 tăng”

Kỹ thuật trồng lúa theo “3 giảm, 3 tăng” giúp nhà nông định hướng sản xuất nông nghiệp bền vững. Theo đó, áp dụng “3 giảm, 3 tăng” từ công đoạn đầu vụ cho đến thu hoạch; để đảm bảo thành quả năng suất. Quy trình áp dụng được tiến hành các bước canh tác như sau:

Bước 1: Chọn giống

Bà con nhà nông nên chọn giống lúa thích hợp với điều kiện canh tác địa phương. Ngoài ra, giống lúa phải đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trên thị trường hiện nay. Trong vụ Hè Thu có dự báo hạn mặn ảnh hưởng sản xuất lúa. Vì vậy, nên lựa chọn các giống lúa có chất lượng cao; kháng sâu bệnh; khả năng sinh trưởng mạnh mẽ; chất lượng gạo tốt.

 

Kỹ thuật trồng lúa " 3 giảm, 3 tăng", “1 phải, 5 giảm” trong vụ hè thu 2022 2

 

Các giống lúa được nhà nông chọn cho vụ Hè Thu như GS55, GS9, OM4218, OM 5451, OM6976, OM7347, OM4900… Trong đó, giống lúa GS55 và GS9 là hai giống lúa lai F1 mang hiệu quả canh tác cao. Giống lúa lai F1 này dễ thích nghi nhiều chân đất; cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đạt năng suất, chất lượng; khả năng kháng sâu bệnh phù hợp cho bà con lựa chọn gieo vụ Hè Thu 2022.

► Xem thêm:

Bước 2: Chuẩn bị đất

Làm đất kỹ trước sạ để rễ mầm dễ bám đất. Mạ non phát triển tốt, giúp tăng tỷ lệ hạt giống nảy mầm. Trong vụ Đông Xuân, bà con nông dân cần xới, trục đất kỹ; trang đất bằng phẳng và đánh đường nước để dễ tưới tiêu. Trong vụ Hè Thu, nhà nông nên triển khai cày ải để các sinh vật trong đất có điều kiện thuận lợi hoạt động phân giải sau mùa vụ trước; đồng thời giúp giảm bớt hóa chất độc hại trong đất; tăng cường bổ sung phân bón cân đối ngay từ đầu vụ.

Bước 3: Gieo sạ

Bà con nông dân có thể hạn chế mật độ sạ bằng cách sạ thưa; để hạt giống được rải đồng đều trên ruộng. Có thể sử dụng phương pháp sạ lan; giúp cây lúa phát triển cứng cáp, khỏe mạnh; hạn chế sâu bệnh hại. Nếu áp dụng máy sạ hàng, giúp bà con tiết kiệm lượng giống hiệu quả; hạt giống được rải đều, thẳng hàng; giúp nhà nông dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại.

 

Kỹ thuật trồng lúa " 3 giảm, 3 tăng", “1 phải, 5 giảm” trong vụ hè thu 2022 3

 

Bên cạnh đó, việc gieo sạ bằng máy bay nông nghiệp là phương pháp mà nhiều bà con sử dụng hiện nay. Bởi hiệu quả gieo sạ đạt đồng đều; tiết kiệm thời gian gieo sạ, tiết kiệm công lao động, tiết kiệm lượng giống gieo sạ. Việc dùng máy bay nông nghiệp vào kỹ thuật trồng lúa theo “3 giảm, 3 tăng” được khuyến nông khuyến khích ứng dụng. Hiểu được nhu cầu tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận; máy bay nông nghiệp được tích hợp tính năng đa nhiệm: gieo sạ, phun thuốc, bón phân. Do đó, chỉ với 1 máy có khả năng thực hiện các công tác chăm sóc lúa từ đầu vụ cho đến thu hoạch.

► Xem thêm: Máy bay PG40 gieo sạ 500 kg trong 1 giờ hoạt động liên tục

Bước 4: Điều tiết nước hợp lý

Trong thời tiết vụ Hè Thu khô nóng, ruộng dễ bị khô và phát sinh sâu bệnh hại lúa. Thời kỳ mạ non nên giữ nước theo giai đoạn sinh trưởng lúa. Giúp mạ non hấp thu đủ nước, phát triển cao. Đồng thời, giữ nước trong ruộng giúp ngăn chặn cỏ nảy mầm; tiết kiệm phun thuốc cỏ. Trước khi bón phân nên điều chỉnh nước láng mặt ruộng; sau hai ngày tiếp tục đưa nước vào từ từ.Những phương pháp canh tác kết hợp giúp tối ưu thuốc BVTV, phân bón và công sức lao động.

Bước 5: Bón phân cân đối

Bà con bón phân theo bảng so màu lá. Những biểu hiện trên lá lúa cho biết nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Và việc bón phân cân đối là bước quan trọng để nâng cao năng suất lúa. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây ở từng thời kỳ mà nhà nông cần bón phân phù hợp cho lúa. Hạn chế lạm dụng phân bón để cây phát triển, sinh trưởng tốt. Đồng thời tối ưu lượng Đạm bón cho cây để tránh các nguồn sâu bệnh hại phát sinh; tiết kiệm chi phí sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bước 6: Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại

Bà con nông dân nên áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh, cỏ dại để đạt hiệu quả phòng trừ cao. Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học. Đặc biệt lưu ý lúa trong vòng 40 ngày sạ, không sử dụng thuốc có độc tính cao. Nhằm bảo vệ thiên địch trên ruộng, phòng tránh sâu bệnh trong giai đoạn sau bùng phát. Tiến hành phun thuốc trừ sâu trong thời kỳ sâu non để diệt trừ triệt để. Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi tình trạng sâu bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm năng suất lúa.

 

Kỹ thuật trồng lúa " 3 giảm, 3 tăng", “1 phải, 5 giảm” trong vụ hè thu 2022 4

 

Với cỏ dại, bà con cần xử lý giống kỹ để loại bỏ mầm cỏ lẫn trong hạt giống. Đồng thời kết hợp làm đất kỹ, cày lật đất, phơi đất nhiều ngày để diệt sạch mầm cỏ, mầm bệnh. Bà con cần theo dõi diễn biến trên ruộng từ vụ trước để thực hiện biện pháp phòng trừ sớm cho vụ sau. Nếu ruộng có nhiều cỏ lồng vực hay cỏ đuôi phụng; nên đưa nước vào ruộng trước 3 đến 5 ngày sau sạ để phòng trừ.

Ngoài ra, bà con còn có thể kết hợp thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm để quản lý cỏ dại trên ruộng. Sau khi làm đất, chỉ cần phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm như Sofit 300EC. Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng ức chế nảy mầm của hạt cỏ. Nên phun sớm từ 1 đến 3 ngày sau sạ, mặt ruộng cạn nước; sau 2 đến 3 ngày đưa nước vào ruộng. Giai đoạn lúa sau sạ 5 đến 15 ngày, cây cỏ phát triển khoản 3 lá mầm áp dụng ngay thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm. Nhóm thuốc được sử dụng như Nominee 100SC, Satanil 60ND, Cantanil 55EC, Tiller, … Bà con sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bước 7. Thu hoạch

Lúa trỗ 30 ngày, bà con tiến hành thu hoạch. Sau khi thu xong, thực hiện phơi khô hoặc sấy khô để bảo quản tốt; tránh lúa nảy mầm, ẩm mốc, …

Để tăng năng suất canh tác, bà con cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng lúa, áp dụng “3 giảm”. Bà con gieo trồng đúng giống lúa phù hợp giúp tăng chất lượng lúa gạo, đạt năng suất cao. Đồng thời bón phân hợp lý, chú trọng khâu làm đất đầu vụ và xử lý ruộng sau thu hoạch; để hạn chế phát sinh mầm sâu bệnh gây hại đến lúa vụ sau.

Kỹ thuật trồng lúa “1 phải và 5 giảm”

1 phải 5 giảm là gì?

Trong quy trình canh tác lúa theo “1 phải và 5 giảm”, với “1 phải” chính là phải sử dụng giống lúa xác nhận. Giống lúa xác nhận là hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định.

  • Độ sạch 99%
  • Độ thuần 99,7%
  • Tỷ lệ nảy mầm 90%
  • Độ ẩm 13,5%
  • Số hạt cỏ dại 10 hạt/kg hạt giống.

Đối với “5 giảm”, chính là:

  • Giảm lượng giống gieo sạ
  • Giảm lượng thuốc BVTV
  • Giảm phân đạm
  • Giảm nước
  • Giảm thất thoát lúa sau thu hoạch

Nhà nông áp dụng mô hình “1 phải và 5 giảm”

Trong tình hình lúa Hè Thu 2022, nhiều khu vực có khả năng bị xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến nước tưới cho lúa. Việc áp dụng giảm nước tưới và tưới vừa đủ giúp điều tiết hợp lý cho các khu vực này; không bị lãng phí nước, thất thoát. Trong thời điểm vụ Hè Thu năm nay, bà con cần chủ động xây dựng hệ thống kênh, mương để đảm bảo đủ nước tưới; tránh ruộng bị khô.

 

Kỹ thuật trồng lúa " 3 giảm, 3 tăng", “1 phải, 5 giảm” trong vụ hè thu 2022 5

 

Bên cạnh đó, để tăng năng suất lúa gạo, việc giảm thất thoát sau thu hoạch rất cần thiết. Khi bà con sử dụng máy móc trong thu hoạch, cần lưu ý để lúa được thu hoạch đúng cách; tránh hao hụt.

Hiện nay, giá cả vật tư tăng vọt so với các năm trước, làm ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất lúa. Do đó, kỹ thuật trồng lúa theo mô hình “1 phải và 5 giảm” rất hữu ích. kỹ thuật trồng lúa này giúp bà con giải quyết tình trạng thiếu nước; giảm giống, giảm phân, giảm thuốc và giảm công lao động.

Vụ Hè Thu 2022 – Kỹ thuật chăm sóc lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao

Lúa vụ Hè Thu là một trong những mùa lúa chính được canh tác hầu hết các khu vực trong năm. Với mỗi vùng sản xuất có môi trường gieo trồng lúa khác nhau mà thời gian canh tác lúa vụ Hè Thu cũng khác nhau. Vụ Hè Thu 2022 được dự báo gặp nhiều khó khăn hơn so với các năm trước; bởi dịch rầy di trú và lây lan đạo ôn, khô hạn mặn. Hơn hết là giá vật tư nông nghiệp tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất lúa vụ Hè Thu. Với những bất lợi như thế, làm thế nào để lúa vụ Hè Thu đạt năng suất cao?

Sau mùa lúa Đông Xuân, đất ruộng cần được làm kỹ để diệt triệt để nguồn bệnh từ mùa trước; bổ sung nguồn dưỡng chất để đất được phục hồi và chuyển hóa dinh dưỡng chuẩn bị cho vụ Hè Thu. Ngoài ra, bà con cần theo dõi tình hình rầy di trú để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế ảnh hưởng năng suất vụ lúa Hè Thu. Hơn hết, bà con nông dân thực hiện xuống giống tập trung, đồng loạt theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh; để đạt hiệu quả gieo sạ cao, chăm sóc lúa đồng loạt.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 1

 

Lịch thời vụ Hè Thu 2022 

Trong tháng 3, tháng 4 tại các điểm lúa vùng phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu; vùng lúa Đồng Tháp Mười, một phần Tứ Giác Long Xuyên, Cần Thơ, Hậu Giang; diện tích xuống giống dự kiến khoảng 700.000 ha.

Trong tháng 5, các vùng lúa thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh tiến hành xuống giống. Diện tích dự kiến khoảng 600.000 ha.

Khi có mưa nữa đầu tháng 6, tại các khu vực ven biển như Long An; phía Đông Tiền Giang; Bến Tre gồm các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú; Trà Vinh với các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú; Sóc Trăng gồm Long Phú, Trần Đề, Thạnh Trị, Ngã Năm; Bạc Liêu gồm Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai; Kiên Giang gồm Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên và U Minh Thượng; và Cà Mau. Diện tích xuống giống dự kiến khoảng 200.000 ha.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 2

 

Cụ thể lịch gieo sạ tại các tỉnh tiêu biểu như sau:

1. Kiên giang

Kiên Giang dự kiến tiến hành gieo sạ lúa Hè Thu theo 3 đợt:

▶ Đợt 1: gieo sạ từ ngày 15 đến 25/4/2022. Tập trung các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, phía Bắc Quốc lộ 80 của huyện Hòn Đất; một phần phần diện tích của huyện Gò Quao, Giồng Riềng, Giang Thành và thành phố Rạch Giá.

▶ Đợt 2: gieo sạ từ ngày 15 đến 25/5/2022. Tập trung các huyện phía Nam Quốc lộ 80 của huyện Hòn Đất, Kiên Lương; một phần diện tích của huyện Gò Quao, Châu Thành và Giang Thành.

▶ Đợt 3: gieo sạ từ ngày 01 đến 20/6/2022. Tập trung các huyện vùng U Minh Thượng; một số tiểu vùng ven sông Cái Bé, Cái Lớn thuộc huyện Gò Quao và Châu Thành.

>>Xem thêmKỹ thuật gieo sạ lúa – giải pháp mới tăng năng suất mùa vụ

2. An Giang

Đối với lịch xuống giống né khô hạn và chia sẻ nguồn nước, An Giang chia làm 3 đợt:

▶ Đợt 1: đã xuống giống từ ngày 15 đến 31/3/2022. Tập trung những vùng sản xuất 2 vụ tại các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên; các tiểu vùng ngưng sản xuất vụ thu đông tại huyện Phú Tân, Châu Phú.

▶ Đợt 2: đã xuống giống từ ngày 1 đến 30/4/2022. Tập trung xuống giống đại trà tại vùng sản xuất lúa 3 vụ mỗi năm.

▶ Đợt 3: xuống giống từ ngày 1 đến 10/5/2022. Tập trung xuống giống tại các vùng gieo sạ lúa Đông Xuân muộn; như các huyện Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Phú, An Phú, Tịnh Biên, TX. Tân Châu, TP. Châu Đốc.

>>Xem thêmNông dân An Giang sạ lúa bằng máy bay nông nghiệp không người lái

Đối với lịch xuống giống né rầy, lịch xuống giống chia làm 2 đợt: 

▶ Đợt 1: đã xuống giống từ ngày 26/3 đến 6/4/2022. Tập trung những khu vực thu hoạch sớm và đại trà; tại các huyện Tri Tôn, An Phú, Tịnh Biên, Chợ Mới, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên.

▶ Đợt 2: đã xuống giống từ ngày 18 đến 27/4/2022. Tập trung xuống giống dứt điểm ở những vùng thu hoạch lúa Đông Xuân trà muộn; gồm các huyện An Phú, Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành, Chợ Mới, TX. Tân Châu và TP. Châu Đốc.

3. Hậu Giang

Lịch xuống giống lúa Hè Thu tại Hậu Giang chia làm 03 đợt như sau:

▶ Đợt 1: Đã xuống giống từ ngày 22 đến 28/3/2022.

▶ Đợt 2: Đã xuống giống từ ngày 21 đến 27/4/2022.

▶ Đợt 3: Xuống giống khi mùa mưa bắt đầu. Tập trung xuống giống trên khu vực huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh và Ngã Bảy; để tránh xâm nhập mặn ảnh hưởng.

>>Xem thêmGieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang và những điều cần lưu ý

4. Các khu vực khác

Đối với khu vực Đông Nam Bộ: Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Định đã xuống giống từ ngày 25/3 đến 5/4/2022 tại vùng canh tác 3 vụ mỗi năm; với vùng sản xuất 2 vụ mỗi năm xuống giống tù ngày 20/5 đến 30/5/2022. Các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa tập trung xuống giống ngày 10/5 đến 10/6/2022.Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận xuống giống từ ngày 25/4 đến 20/5/2022. Tại Lâm Đồng, đã xuống giống từ ngày 5 đến 15/4/2022; tranh thủ gieo sạ khi đủ nước và kết thúc sạ trước ngày 10/7/2022.

Đối với các tỉnh Tây Nguyên: các tỉnh phía Đông Trường Sơn xuống giống từ ngày 1/6 đến 20/6/2022. Các tỉnh phía Tây Trường Sơn xuống giống từ ngày 15/5 đến 10/6/2022; bà con có thể gieo sạ sớm vào mùa mưa trước 15/5, kết thúc trước 30/5 để tránh hạn cuối mùa vụ.

Kỹ thuật trồng lúa vụ Hè Thu

Từ sau khi thu hoạch, quy trình chuẩn bị cho vụ Hè Thu bao gồm các công đoạn từ chuẩn bị đất, vệ sinh ruộng; cho đến các kỹ thuật chăm sóc lúa Hè Thu như theo dõi nước trên ruộng, bón phân, diệt cỏ dại, v.v. Để lúa Hè Thu được phát triển tốt, cho năng suất cao, bà con cần có kỹ thuật chăm sóc lúa hiệu quả.

1. Chuẩn bị đất vụ Hè Thu

Đất sau thu hoạch lúa vụ Đông Xuân còn tồn đọng các mầm mống sâu bệnh, các hóa chất từ mùa vụ trước để lại. Nếu không tiến hành vệ sinh và làm đất kỹ, có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng lúa vụ Hè Thu. Vì thế, bà con tiến hành các bước như sau:

▷ Thực hiện công tác cắt ngắn rạ và đánh đều; phơi ruộng 1 ngày nắng và tiến hành đốt rơm để diệt mầm sâu bệnh hại. Đồng thời, trong tro rơm rạ chứa các khoáng chất tự nhiên như Ca, Silic, kali, lân và một số chất vi lượng khác có thể cung cấp cho lúa vụ sau. Tro có tính kiềm nên có tác dụng tốt để trung hòa độ chua có trong đất ruộng.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 3

 

▷ Sau khi đốt rơm nhanh chóng cày xới đúng kỹ thuật; để đất ruộng tơi xốp, và tro rơm được hòa trộn đều với đất; phơi đất từ 7 đến 10 ngày để sâu bọ trong đất diệt trừ triệt để.

▷ Cho nước vào ruộng, tiến hành băm đất, trang đất kết hợp san bằng đất ruộng; đánh gò thoát nước để thực hiện xuống giống.

2. Chọn hạt giống và gieo sạ

Vụ Hè Thu 2022 gặp phải tình hình thời tiết không thuận lợi; diễn biến khí hậu thất thường; kèm theo hạn mặn hoành hành. Do đó, bà con cần chọn giống lúa có sức sống mạnh mẽ, chịu mặn tốt, chất lượng năng suất cao; như các giống lúa GS55, GS9, OM4218, OM 5451, OM6976, OM7347, OM4900…

Mật độ gieo sạ tốt nhất 120 đến 130 kg mỗi hecta để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao. Lưu ý trước khi ngâm ủ từ 3 đến 5 ngày, bà con nên lấy mẫu để thử tỷ lệ nảy mầm; lúa mọc trên 80% thì giống đạt yêu cầu.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 4

 

Hầu hết giống được sản xuất từ vụ trước, nên hạt giống còn miên trạng cần xử lý đúng cách. Bà con có thể ngâm với acid HNO3 68% khoảng từ 5 đến 7cc với 1kg lúa giống trong 24 đến 30 giờ. Xử lý sạch các hạt lép và hạt dị dạng. Tiếp tục ngâm nước sạch từ 30 đến 36 giờ, sau đó xả sạch với nước đến hết mùi chua. Tiến hành ủ từ 30 đến 36 giờ đến khi hạt mọc mòng. Các ngâm ủ giống tương tự trong mùa vụ Đông Xuân.

Giống lúa lai F1 phù hợp cho vụ Hè Thu 2022

Giống lúa lai GS999, GS55, GS9 là những giống lúa lai F1 đã thực nghiệm thành công trong những năm trước tại khu vực miền Bắc. Hiện nay, không chỉ Bắc Bộ mà nhà nông các tỉnh Thái Nguyên, khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ đều ưa chuộng hai giống lúa này. Giống lúa lai F1 thích hợp canh tác trên nhiều chân đất khác nhau, nên đây là lựa chọn thích hợp tại các vùng đất phèn, nhiễm mặn.

Hơn thế, giống lúa lai F1 này có khả năng chống chịu tốt kể cả thời tiết khắc nghiệt. GS55, GS9, GS999 có khả năng đẻ nhánh khỏe; cứng cây, chống đổ ngã tốt; có khả năng chống chịu bệnh đạo ôn, rầy nâu gây hại. Với bông phát triển to và dài, tỷ lệ lúa vào chắc cao, hạt xếp xít nhau; hạt thon dài, chất lượng gạo tốt.

Trong vụ Hè Thu 2022, GS55, GS999 và GS9 được nhiều nhà khuyến nông khuyến khích bà con canh tác 3 giống lúa này. Với sự biến chuyển phức tạp của khí hậu vụ Hè Thu; cùng sự di trú thường xuyên của rầy nâu làm vụ Hè Thu gặp khó khăn hơn so với các vụ trước. Đồng thời, tình trạng gia tăng giá thành vật tư nông nghiệp làm nhà nông phải suy tính kỹ lưỡng để tối ưu chi phí hợp lý; mà còn đạt hiệu quả chăm sóc lúa vụ Hè Thu hiệu quả, tránh thất thoát, bị sâu bệnh hại làm ảnh hưởng mùa vụ. Do đó, việc lựa chọn giống lúa lai F1 giúp bà con hạn chế sự tấn công của sâu bệnh; tối ưu được lượng phân bón, thuốc sử dụng vụ Hè Thu; gia tăng năng suất bội thu.

Xem thêm: Cách ngâm lúa giống hiệu quả và những lưu ý đạt nảy mầm cao

3. Quản lý nước trong ruộng

Nước trong ruộng giúp cây lúa cũng như mạ non sinh trưởng tốt. Mỗi giai đoạn lúa phát triển cần mực nước khác nhau. Việc nhà nông quản lý nước trong ruộng giúp lúa giảm ảnh hưởng bởi phèn, ngộ độc hữu cơ; thất thoát dinh dưỡng; hạn chế sự phát sinh sâu bệnh, cỏ dại. Kỹ thuật “ướt khô xen kẽ” được nhiều bà con áp dụng trong quản lý nước. Với kỹ thuật này, mực nước tối đa là 5 cm; tuy nhiên không phải lúc nào ruộng cũng ngập nước.

Kỹ thuật điều tiết “ướt khô xen kẽ”

Trong 7 ngày đầu sau xuống giống, giữ nước trong ruộng khoảng 1 cm. Sau đó, mực nước sẽ giữ cao theo giai đoạn sinh trưởng của lúa; khoảng 1 đến 3 cm. Trong giai đoạn mạ non, nước là nhu cầu cần thiết để lúa phát triển tốt.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 5

 

Giai đoạn lúa từ 25 đến 40 ngày sau sạ là thời kỳ lúa đẻ nhánh mạnh. Giữ mực nước trong ruộng dao động bằng mặt đất đến thấp hơn 15cm so với mặt đất. Bà con thường dùng ống nhựa đục lỗ bên hông để theo dõi. Khi nước thấp hơn 15cm tiến hành bơm nước ngập tối đa 5cm so với mặt ruộng. Phương pháp này phơi lộ mặt ruộng; hạn chế phát tán hạch nấm khô vằn, giảm phát sinh lây lan bệnh khô vằn. Hơn nữa, cỏ dại khó cạnh tranh với lúa. Cách điều tiết nước “ướt khô xen kẽ” giúp bộ rễ phát triển sâu vào đất; tăng khả năng chống đổ ngã, nâng cao năng suất hiệu quả.

Giai đoạn lúa từ 40 đến 45 sau sạ là thời điểm thích hợp bón thúc đón đòng. Nhà nông cần bơm nước khoảng 1 đến 3 cm trước bón phân; để phân bón tránh bị bốc hơi, phân hủy; giúp lúa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả.

Lúa từ 60 đến 70 ngày cần giữ nước trong ruộng cao từ 3 đến 5 cm liên tục 10 ngày. Để cung cấp đủ nước cho lúa trổ đòng, thụ phấn, kết hạt. Lúa sau 70 ngày đến khi thu hoạch giữ nước từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15cm. Lưu ý thời kỳ “xiết” nước 10 đến 15 ngày trước thu hoạch để sử dụng máy móc dễ dàng hơn.

4. Quản lý cỏ dại vụ Hè Thu

Sau khi thu hoạch xong vụ Đông Xuân, bà con tiến hành thu gom tàn dư rơm rạ, cỏ dại, bông cỏ tiêu hủy. Thực hiện công tác chuẩn bị đất kỹ để diệt mầm cỏ từ khâu làm đất.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 6

 

Với ruộng sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm cần phun xịt ngay giai đoạn đầu. Phun 2 đợt với Sofit.

▷ Đợt 1: phun sau khi làm đất lần cuối; kết hợp giữ nước trong ruộng 24 giờ sau đó tháo cạn nước mới xuống giống.

▷ Đợt 2: phun sau sạ 3 ngày.

Chú ý: Phun thuốc đợt 2 có thể tùy chỉnh hoạch bỏ qua để tiết kiệm chi phí sản xuất.

Bơm nước vào ruộng sớm để hạn chế cỏ mọc lại. Nước là môi trường thành yếm khí làm cỏ khó mọc được. Điều chỉnh mực nước hợp lý để quản lý cỏ trên ruộng. Dùng lưới chặn hạt cỏ khi nước vào ruộng. Duy trì mực nước theo quá trình sinh trưởng lúa để ém cỏ.

Thường xuyên dọn cỏ ven bờ ruộng, cắt bông cỏ còn sót lại trước khi kết hạt tránh tồn trữ hạt trong đất.

5. Quản lý phân bón cung cấp cho lúa Hè Thu

Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho lúa phát triển. Đặc biệt lúa Hè thu 2022 gặp phải vấn đề khó khăn; đó là giá thành phân bón cao hơn so với các năm trước. Vậy làm sao tối ưu được lượng phân bón cho lúa vụ Hè Thu?

 

Phân bón hữu cơ sinh học – nông nghiệp xanh, bền vững 3

 

Trên từng loại đất trồng khác nhau sẽ cần loại dinh dưỡng khác nhau, liều lượng khác nhau. Để lúa sinh trưởng tốt, năng suất cao lại tiết kiệm chi phí sản xuất; bà con cần chú ý nguyên tắc bón phân “4 đúng”.

ĐÚNG PHÂN

Mỗi loại phân bón chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau; phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng lúa khác nhau. Phân bón chia làm 3 loại chính: đa lượng, trung lượng, vi lượng. Trong đó, với nhu cầu lúa mà bổ sung cho đúng phân bón.

Bón đúng loại phân giúp lúa được đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng; không gây tổn hại lúa. Đồng thời, với mỗi loại đất cũng cần chọn đúng phân để duy trì môi trường ổn định. Ở đất có tính chua, không bón phân có tính acid cao; ở đất kiềm không bón phân có tính kiềm mạnh.

>>Xem các loại phân tốt nhất hiện nay:

ĐÚNG LƯỢNG

Nhu cầu hay hiện trạng của lúa được biểu hiện thông qua lá, rễ, thân cây. Phân bón không thể bón thừa cũng không thể thiếu. Mỗi giai đoạn sinh trưởng của lúa cần lượng phân bón khác nhau để phát triển. Và trong suốt thời kỳ sống của lúa luôn luôn có nhu cầu dinh dưỡng. Vì vậy, bà con khi bón phân cho lúa nên chia nhiều lần với liều lượng thích hợp cho lúa vụ Hè Thu.

ĐÚNG LÚC

Vụ Hè Thu là vụ trồng lúa thứ hai trong năm. Tình hình khí hậu, thời tiết biến chuyển thất thường; làm ảnh hưởng đến hiệu quả bón phân trên lúa. Đặc biệt trong vụ Hè Thu thường xuất hiện nắng gắt, mưa kéo dài; bà con cần lưu ý khi chọn thời điểm bón phân cho lúa.

Bón phân đúng thời cơ giúp lúa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng; sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Với sự ảnh hưởng bởi ngoại tác, vụ Hè Thu thường gặp nhiều khó khăn. Song, bà con bổ sung theo từng giai đoạn sinh trưởng sẽ giúp lúa hấp thu dưỡng chất đúng thời điểm.

Có 3 thời điểm bón phân quan trọng cho lúa vụ Hè Thu.

▷ Bón lót: vào thời điểm chuẩn bị đất trước gieo sạ; để đất phục hồi sau thu hoạch vụ trước.

▷ Bón thúc: vào thời điểm mạ non phát triển, lúa đẻ nhánh; nhằm thúc đẩy lúa phát triển nhánh lá, tăng năng suất.

▷ Bón rước hoa – đón đòng: vào thời điểm trước đòng trổ; bổ sung dinh dưỡng nuôi hoa, tạo hạt.

ĐÚNG CÁCH

Phân bón thường được bón bằng 2 cách: bón gốc và bón lá. Mỗi loại phân đều có phương pháp bón khác nhau, lúa mới hấp thu được tốt nhất. Theo cách thức truyền thống, nguồn lực sử dụng phần lớn là người lao động dùng phương pháp thủ công để bón phân cho lúa. Cách thức này vẫn hiệu quả, được sử dụng đến ngày nay. Tuy nhiên vẫn chưa phải là hiệu quả nhất; bởi thời gian dùng bón phân khá nhiều và tốn nhiều sức lực, nhân công nếu ruộng mẫu lớn.

Cách mà nhà nông hiện nay sử dụng thường áp dụng máy móc để tiết kiệm thời gian, cũng như cung cấp dinh dưỡng cho lúa vụ Hè Thu đúng thời điểm “vàng”.

Những lưu ý phát sinh trên lúa vụ Hè Thu

1. Tình hình có khả năng xuất hiện rầy nâu di cư liên tục; bà con cần theo dõi diễn biến trên đồng kết hợp thông tin di trú rầy nâu tại địa phương để xuống giống đúng thời điểm.

2. Vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, phơi đất cách ly từ 15 đến 20 ngày trước gieo sạ để tránh ngộ độc hữu cơ trên lúa. Thời gian đất nghỉ tối thiểu giữa 2 vụ lúa là 3 tuần, để đất được phục hồi sau thu hoạch.

3. Vụ Hè Thu là mùa vụ nhiều biến đổi, bà con nên chọn giống có khả năng kháng rầy, kháng sâu bệnh để đảm bảo năng suất; giống lúa cứng cáp chống đổ ngã để phòng tránh mưa lớn kéo dài.

4. Áp dụng kỹ thuật canh tác “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”; ứng dụng công nghệ sinh thái, chế phẩm nấm xanh phòng trừ rầy nâu; áp dụng công nghệ máy bay nông nghiệp cho lúa vụ Hè Thu trong gieo sạ, phun thuốc, bón phân.

5. Hạn chế phun thuốc trừ sâu, trừ rầy với lúa non dưới 40 ngày sau sạ. Để bảo vệ thiên địch, cân bằng sinh thái, tránh phát sinh dịch hại lây lan rộng ở giai đoạn sau.

6. Bón phân cân đối, điều tiết thích hợp dinh dưỡng cho lúa vụ Hè Thu. Không lạm dụng phân bón trên lúa, làm phát sinh dịch bệnh gây hại lúa.

7. Đề phòng hạn mặn xâm nhập, bà con cần có biện pháp dự phòng tránh thiếu nước tưới.

* Lưu ý:

▷ Với đất phèn cần dự trữ nước ngọt, nước mưa ngâm trong ruộng liên tục 15 đến 20 ngày. Sau đó xả nước và bón vôi trước xuống giống tránh phèn làm chết lúa giống.

▷ Bón 500 đến 1000kg vôi mỗi hecta trong đầu vụ giúp hỗ trợ phân bón chuyển hóa. Giúp lúa tăng sức đề kháng chống chịu sâu bệnh hại, hạn mặn, chống đổ ngã.

▷ Sử dụng phân bón lá, chất kích sinh trưởng hỗ trợ rễ phát triển mạnh dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và hút nước nuôi cây.

Như vậy, daithanhtech đã vừa hướng dẫn bà con Kỹ thuật chăm sóc lúa vụ hè thu một cách hiệu quả nhất. Hy vọng bà con nông dân đã có được những kiến thức về nông nghiệp thật sự bổ ích. Để tham khảo thêm các sản phẩm của công ty Đại Thành, bà con hãy liên hệ theo số Hotline  0981 858 599 để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

Giống lúa lai f1 và tiêu chuẩn chất lượng hạt giống Việt Nam

Trong thời điểm hiện tại, nông dân Việt Nam đã bắt đầu gieo hạt cho mùa vụ Đông Xuân 2021 – 2022. Các giống lúa được lựa chọn phù hợp theo từng vùng miền canh tác. Ngoài ra, các giống lúa này phải cho năng suất cao, sức sống mạnh mẽ và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, lúa giống được lựa chọn phải đạt quy chuẩn quốc gia về chất lượng hạt giống của Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về các quy chuẩn đối với lúa giống cũng như giống lúa lai f1.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống

QCVN 01–50: 2011/BNNPTNT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng giống lúa lai f1. Quy chuẩn này được biên soạn bởi Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc; và ban hành tại Thông tư số 45 /2011/TT-BNNPTNT bởi Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2011.

Nội dung của quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu cũng như yêu cầu quản lý chất lượng hạt giống. Các chỉ tiêu trong các quy định chất lượng thuộc giống lúa lai f1 loài Oryza sativa (L.). Trong đó bao gồm dòng bất dục đực (A), dòng duy trì (B), dòng phục hồi (R) và hạt lai (F1).

Giống lúa lai 3 dòng và tiêu chuẩn chất lượng hạt giống Việt Nam 1Giải thích từ ngữ theo Thông tư số 45 /2011/TT-BNNPTNT

▶ Hạt giống tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.

▶ Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống được nhân giống từ hạt giống tác giả; hoặc phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng➀ đạt tiêu chuẩn.

▶ Hạt giống nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn.

▶ Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn.

(➀ Phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng là quá trình chọn lọc, nhân giống và tuyển chọn các dòng đặc trưng của giống; đảm bảo độ thuần di truyền, khắc phục hiện tượng giống thoái hóa và lẫn tạp.)

>> Xem thêm:

Các chỉ tiêu chất lượng hạt giống

Chỉ tiêu/ Đơn vị tính

Dòng A, B Dòng R Hạt lai F1

Siêu nguyên chủng

Nguyên chủng Xác nhận Siêu nguyên chủng Nguyên chủng

Xác nhận

Độ sạch, % khối lượng, không nhỏ hơn

99 99 99 99 99 99 99

Hạt cỏ dại, số hạt /kg, không lớn hơn

0 5 10 0 5 10

10

Hạt khác giống có thể phân biệt được, % số hạt, không lớn hơn

0 0,01 0,05 0 0,05 0,25

0,3

Tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn

80 80 80 80 80 80

80

Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

13 13 13 13 13 13

13

Các giống lúa cần được chứng nhận và công bố phù hợp với quy định đối với hạt giống lúa lai ba dòng. Việc kiểm định được thực hiện theo quy định của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn.

Đối với giống lúa lai F1, các tiêu chí đánh giá chất lượng rất sát sao cùng với các dòng duy trì và phục hồi khác. Các giống lúa F1 được phân phối hiện nay tại công ty cổ phần Đại Thành đều đạt các tiêu chuẩn chất lượng hạt giống theo QCVN 01–50: 2011/BNNPTNT quy định.

Giống lúa lai của công ty cổ phần Đại Thành

Giống lúa lai f1 của Công ty Đại Thành được  rất nhiều nhà nông tin tưởng, lựa chọn hiện nay, đó là: GS9, GS55GS999. Các giống lúa lai f1 này đáp ứng được yêu cầu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn; cũng như nhu cầu canh tác của bà con nông dân Việt Nam. Hơn thế, nhãn hiệu lúa giống Goldseed của Công ty Đại Thành luôn được Trung tâm khuyến nông khuyến khích nhà nông triển khai nhân rộng quy mô canh tác trên các tỉnh thành từ Bắc vào Nam.

các giống lúa cho năng suất caoLà một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ chuyển đổi kỹ thuật số vào nông nghiệp sớm nhất Việt Nam. Với những sản phẩm công nghệ tiên tiến như Máy bay nông nghiệp; Trạm giám sát thông minh; Hệ thống truy xuất nguồn gốc cây trồng; phân bón hữu cơ sinh học ;và giống lúa lai năng suất cao. Các giống lúa của chúng tôi trên thị trường Việt Nam luôn là lựa chọn ưu tiên của bà con nông dân canh tác lúa lai. Vì vậy, chúng tôi cam kết và đảm bảo rằng các sản phẩm thuộc đơn vị phân phối của công ty cổ phần Đại Thành đều đạt quy chuẩn quốc gia Việt Nam.

⋙ Xem thêm các bài viết về giống lúa lai F1

Giống lúa lai GS9 |Chất lượng gạo tốt, thích ứng trồng nhiều mùa vụ trong năm

Phân loại các giống lúa và sự khác nhau của lúa trên Thế Giới

Lúa lai là gì? Hiệu quả kinh tế của lúa lai trong tình hình kinh tế khó khăn

 

Giống lúa lai F1 GS9 |Chất lượng gạo tốt, thích ứng trồng nhiều mùa vụ trong năm

Hiện nay, giống lúa lai đã khẳng định được tính chất vượt trội khi mang đến chất lượng tốt và năng suất cao. Các giống lúa lai được nhiều nhà nông biết đến và lựa chọn như lúa lai 3 dòng, lúa lai 2 dòng. Trong đó, giống lúa lai F1 GS9 được công nhận là giống Quốc gia và được phân phối bởi công ty cổ phần Đại Thành. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về nguồn gốc của giống lúa lai GS9 và các đặc điểm của lúa GS9.

Giống lúa lai GS9

Giống lúa lai GS9 còn có tên là SL8HGS9 có nguồn gốc từ Philipine, được lai tạo bởi viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI và tập đoàn SL Agritech. Giống lúa GS9 được Trung tâm lúa lai – Viện cây lương thực & thực phẩm đưa vào Việt Nam khảo nghiệm. Đến tháng 8 năm 2011, GS9 được công nhận là giống lúa Quốc Gia và được phân phối chính thức bởi công ty cổ phần Đại Thành.

 

Giống lúa lai GS9 |Chất lượng gạo tốt, thích ứng trồng nhiều mùa vụ trong năm 1

 

Trồng thử nghiệm giống lúa lai GS9 trên cánh đồng Hà Giang

Cùng năm 2011, công ty cổ phần Đại Thành đưa giống lúa lai GS9 vào trồng thử nghiệm trên diện tích 10 ha trong vụ Xuân tại xã Yên Hà, huyện Quang Bình. Theo đánh giá của nông dân và cập nhật thông tin từ trang kinh tế Báo Hà Giang, giống lúa GS9 có ưu thế như sau:

▶ Thời gian sinh trưởng là 145 ngày

▶ Khả năng đẻ nhánh khỏe và tập trung

▶ Thân cây lúa cứng cáp, chống đổ tốt

▶ Khả năng chống chịu sâu bệnh cao

▶ Đặc biệt không nhiễm đạo ôn

▶ Trồng được nhiều vụ trong năm

▶ Thích ứng nhiều loại chân đất khác nhau

▶ Bông trổ to, dài

▶ Hạt chắc, thon dài

▶ Năng suất trung bình 65 tạ/ ha

▷ Phù hợp điều kiện thâm canh của huyện Quang Bình, Hà Giang

Từ kết quả đạt được sau trồng thử nghiệm, tại Hội nghị đầu bờ giống lúa lai 3 dòng SL8H.GS.9 – Hà Giang, các đại biểu đề xuất chính sách hỗ trợ giá giống GS9 cũng như tập huấn khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. Đồng thời, đưa giống lúa lai GS9 mở rộng canh tác trên các vùng trọng điểm của Quang Bình trong mùa vụ tiếp theo. Qua đó, để đánh giá hiệu quả chính xác độ thích ứng của GS9. Hơn nữa, đây là bước đầu cho việc nhân rộng quy mô sản xuất lúa lai để nâng cao chất lượng mùa vụ cho bà con huyện Quang Bình.

>> Xem thêm các giống lúa lai năng suất cao:

Đặc điểm sinh trưởng của giống lúa lai GS9

Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện cấy. Đối với miền Bắc thường canh tác vụ Xuân từ 118 đến 130 ngày; vụ mùa từ 105 đến 110 ngày.

Đối với miền Nam, giống GS9 có thể canh tác 3 vụ trong năm. Trong vụ Đông Xuân, tại Nam trung bộ thường kéo dài từ 115 đến 120 ngày; còn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải Nam bộ chỉ từ 105 đến 110 ngày. Và trong vụ Hè Thu có thể thu hoạch sớm từ 100 đến 105 ngày.

Chọn giống lúa lai cho mùa vụ Đông Xuân 2021-2022

Từ khi mang giống GS9 vào trồng thử nghiệm đến nay, giống lúa lai GS9 đã khẳng định được đặc tính siêu vượt trội trong sản xuất. GS9 luôn là sự lựa chọn hữu ích trong quá trình gieo sạ cho mùa vụ Đông Xuân năm nay.

Theo báo Nhân Dân, trong vụ xuân năm nay tại tỉnh Thái Nguyên, nhà nông được khuyến khích gieo trồng các giống lúa lai như TH3-3; TH3-4; BTE1,… Đặc biệt, GS9 là giống lúa được khuyến khích canh tác ưu tiên để phấn đấu đạt sản lượng 250.000 tấn toàn tỉnh.

Trong tháng 11 vừa qua, tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện gieo sạ vụ Đông Xuân với giống GS9 trên cánh đồng 12 ha. Đồng thời, Hậu Giang còn ứng dụng mô hình tự động hóa canh tác bằng máy bay nông nghiệp cho vụ Đông Xuân. Hơn hết, đội ngũ kỹ thuật công ty cổ phần Đại Thành hỗ trợ gieo sạ bằng máy bay nông nghiệp PGxp. Việc thực hiện chuyển đổi hoàn toàn canh tác kỹ thuật số giúp nhà nông Hậu Giang thấy trực tiếp hiệu quả công nghệ và gia tăng năng suất nông sản.

》Các bài viết liên quan

Gieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang và những điều cần lưu ý

Đào tạo phi công nông nghiệp và kỹ thuật vận hành máy bay nông nghiệp

Lúa lai là gì? Hiệu quả kinh tế của lúa lai trong tình hình kinh tế khó khăn

 

Lúa lai là gì? Hiệu quả kinh tế của lúa lai trong tình hình kinh tế khó khăn

Lúa lai là gì? Các giống lúa lai có đặc tính hữu ích như thế nào trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Trong bài viết này, công ty cổ phần Đại Thành sẽ chia sẻ đến bà con nông dân các đặc điểm của lúa lai, ưu điểm và các giống lúa lai đang có mặt trên thị trường hiện nay.

Lúa lai là gì? Các loại giống lai

Lúa lai là giống lúa chỉ sử dụng trong sản xuất đời F1 từ giống bố mẹ thuần chủng. Việc sản xuất giống lúa lai F1 giúp nhà nông hiệu quả kinh tế cao, năng suất vượt trội. Đồng thời, nhà nông có thể chủ động nguồn giống tại chỗ, liên kết sản xuất tập trung, quy mô lớn.

 

Lúa lai là gì? Hiệu quả kinh tế của lúa lai trong tình hình kinh tế khó khăn 1

 

Hiện nay, về cơ bản lúa lai gồm 3 loại:

  • Lúa lai F1 có tên tiếng anh là Hybrid seed. Hạt giống đời con thu được khi lai giữa giống mẹ bất dục đực với dòng bố phục hồi tính hữu dục. Sản xuất giống lúa lai F1 phải theo đúng quy trình và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định.
  • Lúa lai 3 dòng có tên tiếng anh Three-line hybrid seed. Giống lai đời con do lai giữa dòng A (CMS) bất dục đực tế bào chất với dòng R phục hồi hữu dục. Dòng A duy trì tương ứng bởi dòng B giữ được tính bất dục đực.
  • Lúa lai 2 dòng có tên tiếng anh là Two-line hybrid seed. Lúa lai là sản phẩm khi lai giống mẹ bất dục đực di truyền mẫn cảm với điều kiện môi trường với dòng bố hữu dục.

Lúa lai là gì? Hiệu quả kinh tế của lúa lai trong tình hình kinh tế khó khăn 2

Từ năm 1992, giống lúa lai F1 đã được du nhập và sản xuất thí điểm trên 0,5 ha tại huyện Yên Định. Giá trị kinh tế giống lúa lai F1 đem lại gấp 2 lần so với giống thường. Từ đó, tỉnh Thanh Hóa mở rộng quy mô sản xuất lúa lai qua các năm đến nay. (Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thanh Hóa). 

Vậy ưu điểm của lúa lai là gì mà được nhà nông đón nhận nhiệt tình và nâng cao sản xuất trên diện rộng.

Ưu điểm của lúa lai trong ngành sản xuất nông nghiệp

  • Tỷ lệ nảy mầm cao: nảy mầm trên 80% giống gieo sạ.
  • Năng suất cao: năng suất lúa lai F1 khoảng 10 tấn/ha trên khu vực nhiệt đới và ôn đới. Năng suất tạo hạt tăng 20% – 30% ở điều kiện thuận lợi.
  • Khả năng thích ứng rộng: sức sống lúa lai mạnh mẽ, thích ứng nhanh, tăng khả năng đẻ nhánh, trỗ bông.
  • Khả năng kháng bệnh tốt: các giống lúa lai có khả năng chuyên biệt kháng sâu, bệnh khá tốt. Ngoài ra 1 số giống còn có khả năng chịu khí hậu khắc nghiệt như lạnh rét, gió buốt.
  • Thời gian sinh trưởng ngắn: thời gian sinh trưởng khoảng 100 – 125 ngày.
  • Chất lượng cao: tăng số lượng hạt/ bông, hạt chắc.

Giống lúa lai F1 GS9 của công ty cổ phần Đại Thành

Giống lúa lai F1 GS9 nhận được sự đón nhận từ bà con nông dân tại khu vực vùng núi Bắc bộ. GS9 có thể canh tác 2 vụ mỗi năm. Đặc biệt, GS9 mang lại năng suất cao và giá trị kinh tế vượt trội.

Giống lúa lai F1 GS9 có chiều cao cây từ 100 đến 110 cm, cứng cáp, khả năng chống chịu tốt. Đặc biệt, GS9 có khả năng chịu rét tốt, phù hợp với các vùng chuyên canh cao, có khí hậu lạnh. Ngoài ra, GS9 có khả năng thích ứng cao, không kén đất, trồng được nhiều vụ trong năm; bông to dài, trỗ nhanh và thoát cổ bông; tỉ lệ đậu hạt/ bông cao, hạt thon dài, chất lượng hạt gạo tốt; trung bình năng suất đạt trên 3 – 3,5 tấn/ ha, có thể lên đến 5 tấn/ ha nếu canh tác tốt.

》Xem thêm: Top 3 các giống lúa cho năng suất cao, chống sâu bệnh cực tốt 2023

các giống lúa cho năng suất cao

Công ty cổ phần Đại Thành là nhà phân phối uỷ quyền thương hiệu giống lúa lai F1 GS9, GS55, GS999 và các dòng máy bay nông nghiệp không người lái tại Việt Nam. Với hệ thống Đại lý và Trung tâm bảo hành từ Bắc vào Nam hỗ trợ bà con nông dân gia tăng hiệu suất canh tác và nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam.

 

LÚA LAI GS16 THỂ HIỆN ƯU THẾ VỀ NĂNG SUẤT VÀ CHỐNG CHỊU TRÊN ĐỒNG ĐẤT HUYỆN BÁ THƯỚC TỈNH THANH HÓA

Ngày 26 tháng 5 năm 2018 công ty CP Đại Thành phối hợp với PNN& PTNT huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá giống lúa lai GS16 tại thôn Đủ – xã Lũng Niêm. Gần 100 đại biểu sau khi thăm quan thực tế lúa lai GS16 đều chung quan điểm đây là một giống lúa lai cho năng suất cao và chống chịu tốt sâu bệnh, thể hiện ưu thế vượt trội so với các giống trồng trên cùng xứ đồng.

lúa lai đại thành

Được biết giống lúa lai GS16 ngoài xã Lũng Niêm triển khai mô hình trình diễn trong vụ xuân năm 2018, thì vụ mùa 2017 xã Điền Trung cũng đã làm mô hình 03 ha lúa lai GS16 và được đánh giá rất tốt cả về năng suất cũng như khả năng chống chịu, rất phù hợp với vụ mùa. Có mặt chủ trì hội nghị Ông Vũ Đình Hảo trưởng phòng NN& PTNT huyện Bá thước phát biểu chỉ đạo hội nghị “Qua thực tế thăm quan đánh giá mô hình lúa lai GS16 chúng ta thấy đây là giống dễ làm, chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất vượt trội so với các giống khác trên cùng cánh đồng, vụ mùa 2017 giống này đã được làm và thể hiện rất tốt. Do vậy, các xã nên mạnh dạn đưa giống này vào gieo trồng trong vụ mùa đặc biệt là xã Lũng Niêm. Xã Lũng Niêm có diện tích cây vụ đông lớn, đưa giống lúa lai GS16 vào gieo cấy giúp bà con chủ động gieo trồng cây vụ đông hơn vì đây là giống ngắn ngày mà năng suất lại cao”. Anh Hà Văn Lợi trưởng thôn là người chỉ đạo thực hiện mô hình cho biết “Trong vụ xuân 2018 thôn Đủ được UBND xã Lũng Niêm giao cho làm 01 ha mô hình lúa lai GS16, anh là người vân động bà con trong thôn và cũng như trược tiếp gia đình có gieo cấy giống này. Qua thực tế trồng và theo dõi mô hình anh đánh giá: Giống lúa lai GS16 có khả năng đẻ nhánh rất khỏe, chỉ cấy 1 – 2 dảnh/ khóm nhưng hiện nay có 8 – 10 bông/ khóm, giống có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt năm nay các hộ tham gia cấy GS16 từ đấu vụ tới thời điểm này chỉ còn vài ngày nữa thu hoạch nhưng chưa phải phun thuốc lần nào, năng suất ước đạt trên 400 kg/ sào (500 m2). Bà con trong thôn tham gia mô hình đều rất phấn khỏi và muốn đưa giống này vào gieo cấy trong vụ mùa sắt tới”.

lúa lai đại thành-2Giống lúa lai GS16 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn: Vụ xuân từ 125 – 130 ngày vụ mùa 100 – 105 ngày phù hợp cho vụ Xuân Muộn và Mùa sớm, giống có khả năng thích ứng rộng gieo cấy được trên nhiều chân đất, phù hợp cấy được hai vụ trong năm, chống chịu sâu bệnh tốt, giống có tiềm năng năng suất cao trung bình 8 – 10 tấn/ ha thâm canh có thể đạt trên 12 tấn/ha.